Nghĩa văn bản:

Một phần của tài liệu SKKN dạy đọc hiểu đoạn trích “vĩnh biệt cửu trùng đài” (trích vũ như tô) nguyễn huy tưởng theo hướng đối thoại (Trang 35 - 36)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

2. nghĩa văn bản:

Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thưở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch.

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập

* GV phát phiếu học tập cho học sinh nhóm 1, nhóm 2 và yêu cầu: - Những hình tượng nghệ thuật nào được thể hiện trong đoạn trích? - Hình tượng nghệ thuật đó được biểu hiện ra sao ?

- Qua hình tượng nghệ thuật đó, Nguyễn Huy Tưởng thể hiện cái nhìn như thế nào về cuộc sống và con người ?

- Những hình tượng nghệ thuật đó có sức hấp dẫn với em không? Vì sao? * GV phát phiếu học tập cho nhóm 3 và 4:

- Chỉ ra những tuyến nhân vật chính trong văn bản? - Mối quan hệ giữa các nhân vật đó?

- Vẽ sơ đồ tư duy tái hiện hệ thống nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản.

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng/vận dụng

* GV hướng dẫn HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế.

- Vở kịch kết thúc như thế nào? - Thông điệp của văn bản là gì?

- Suy nghĩ của em về lời đề từ của tác phẩm?

Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo

- Giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng, đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể:

- GV yêu cầu học tìm đọc/ xem toàn bộ vở kịch “Romeo và Juliet” của Wiliam Shakespeare và vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng

- HS viết bài thu hoạch ngắn khoảng 200 từ, bàn về một trong các vấn đề sau:

+ Bạn đã từng có những cảm xúc như Romeo và Juliet chưa? Nếu ở trong cảnh ngộ như họ thì em sẽ làm gì?

+ Vì sao câu chuyện tình yêu của Romeo và Juliet đã xảy ra cách chúng ta nhiều thế kỉ mà vẫn còn làm rung động trái tim các thế hệ bạn đọc?

+ Sự gặp gỡ và những khám phá riêng về người nghệ sĩ của Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng qua nhân vật Hộ trong “Đời thừa” và nhân vật Vũ Như Tô trong “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ”.

Một phần của tài liệu SKKN dạy đọc hiểu đoạn trích “vĩnh biệt cửu trùng đài” (trích vũ như tô) nguyễn huy tưởng theo hướng đối thoại (Trang 35 - 36)