Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần xây dựng và công nghệ Tâm Long (Trang 40 - 42)

Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần xây dựng và công nghệ Tâm Long

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 (∆) % (∆) % A. TSNH & ĐTNH 122.723 128.373 168.525 5.650 104,60 40.152 131,28 I. TIỀN & TĐT 6.751 3.811 9.609 -2.940 56,45 5.798 252,14 II. ĐTNH 0 0 0 0 0 0 0 III. KHOẢN PT 64.853 78.450 121.209 13.597 120,97 42.759 154,50 IV. HTK 45.761 39.272 36.804 -6.489 85,82 -2.468 93,72 V. TSNH KHÁC 5.358 6.840 904 1.482 127,66 -5.936 13,22 B. TSCĐ & ĐTDH 7.702 14.193 16.832 6.491 184,28 2.639 118,59 I. TSCĐ 7.592 5.222 16.247 -2.370 68,78 11.025 311,13 II. ĐTDH 110 8.971 584 8.861 8155,45 -8.387 6,51 TỔNG TS 130.425 142.566 185.357 12.141 109.31 42.791 130,01 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính - kế toán)

Nhìn vào bảng 2.2 tổng tài sản của công ty đang gia tăng liên tục theo các năm 2010, 2011, 2012, ta thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn chênh lệch rất lớn so với tài sản dài hạn. Cụ thể tài sản ngắn hạn của công ty tăng liên tục theo các năm, năm 2011 giá trị tài sản ngắn hạn tăng thêm 5,650 tỉ đồng tương đương tỉ lệ 104.6% và trong năm 2012 tăng mạnh hơn vói giá trị là 40,125 tỉ

đồng tương đương 131,28%. Điều này chứng tỏ công ty đang quan tâm đầu tư vào các loại tài sản ngắn hạn.

- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền đang biến động lớn, năm 2011 lượng tiền mặt đã giảm đi đáng kể với mức giảm là 2,940 tỉ đồng (tương đương giảm còn 56,45%). Nhưng sang năm sau thì lượng tiền mặt đó đã tăng lên nhiều hơn 2,5 lần ở mức 5,798 tỉ đồng . Tuy nhiên phải dựa vào tình hình cụ thể của từng giai đoạn mà dự trữ tiền mặt ở mức hợp lí. Đối với tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2012 thì tăng mức tiền mặt như vậy là hợp lí

- Các khoản phải thu cũng đang tăng lên không ngừng, năm 2011 các khoản này đã tăng thêm 13,597 tỉ đồng với tỉ lệ 120,97% và tiếp tục tăng trong năm 2012 ở mức 42,758 tỉ đồng với tỉ lệ 154,5%. Những con số trên đang nói lên một hồi cảnh báo đối với công ty. Các khoản này cần phải được giải quyết nhanh chóng để giải phóng vốn, nếu tình hinh này không được giải quyết nhanh sẽ gây ra những khó khăn lớn trong các năm sau.

- Hàng tồn kho: trong điều kiện giá cả nguyên vật liệu ngành xây dựng đang có xu hướng giảm thì giảm dự trữ hàng tồn kho là quyết định sáng suốt. Cụ thể hàng tồn kho đã giảm đều trong các năm, năm 2011 giảm 6,489 tỉ đồng tương đương tỉ lệ 85,82%, con số đó còn tiếp tục giảm trong năm 2012 ở mức giảm 2,468 tỉ đồng với tỉ lệ 93,91%. Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng là có khối lượng lớn và phát triển phụ thuộc theo thời tiết và mùa vụ. Đặc biệt thị trường ngành xây dựng sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm 2013. Vì thế công ty phải có chiến lược dự trữ hàng tồn kho cho hợp lí để tạo đà và lực phát triển trong năm sau.

- Về các khoản đầu tư ngắn hạn: ta thấy công ty chưa có sự quan tâm đến việc đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn, vì thế kết quả từ việc đầu tư vào các tài sản này trong 3 năm vần ở mức 0. Do vậy công ty nên quan tâm hơn về vấn đề này, nếu quan tâm tốt nó sẽ giúp công ty tăng thêm doanh thu,

giảm các chi phí liên quan đến tiền nhàn rỗi, không những vậy nó còn giúp công ty phân tán rủi ro và tăng cường khả năng thanh toán trong ngắn hạn

- Về tài sản dài hạn: ta thấy tài sản dài hạn của doanh nghiệp cũng tăng mạnh theo các năm, đặc biệt là về tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định giảm trong năm 2011, nhưng lại tăng mạnh trong năm 2012. Cụ thể năm 2011 giảm 2,371 tỉ đồng, và năm 2012 tăng 11.026 tỉ đồng với tỉ lệ 311,19%. Nhìn vào sự biến động tài sản cố định như vậy ta có thể thấy rằng công ty đang có chiến lược đầu tư đổi mới trang thiết bị bằng việc: bán,thanh lý các máy móc cũ, lạc hậu và thay vào đó là các máy móc mới ,hiện đại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần xây dựng và công nghệ Tâm Long (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w