2.1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm về chỉnh thể “tự nhiên - con người - xã hội”
Việc tìm hiểu quan niệm về tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng giống như các trường phái triết học khác là trả lời các câu hỏi về bản thể luận: Vũ trụ sinh ra từ đâu, tồn tại như thế nào, vũ trụ sẽ đi về đâu? Thế giới xung quanh ta là gì, thế giới đó biến đổi ra sao và có quan hệ gì với con người? Muốn hiểu tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì không thể không đọc kỹ hai tập thơ: “Trình Quốc Công Bạch Vân thi tập” và “Bạch vân quốc
ngữ thi tập” của ông.
Tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm rất ít khi trực tiếp bàn về vũ trụ và bản thể luận, nhưng chắc chắn trong thơ văn của ông có chịu ảnh hưởng của hướng sáng tác “Văn dĩ tải đạo”. Phạm trù “đạo” này có sự vận động biến đổi đến Hán, Tống Nho mang nhiều nghĩa, mà hàm nghĩa chính của “Đạo” ảnh hưởng trước hết với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó là “đạo” của “lý học”. Điều này ta có thể thấy lộ rõ qua nội dung tư tưởng thế giới quan dịch học, lý học. Trong bài thơ “Cảm hứng ba trăm câu”, ông viết:
“Thái cực lúc mới phân chia Vị trí của trời, đất, người đã định. Trong, nhẹ bay lên là trời,
Đục, nặng lắng xuống thành đất. Ở giữa kết thụ thành người, Sinh ra vốn cùng một khí”
Theo quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bản thể vũ trụ khởi đầu chỉ có thái cực, mà thái cực tồn tại dưới dạng nhất nguyên “khí”. Ở phương Đông Lão - Trang, Phật cũng đều chú trọng đi tìm nguồn gốc của vũ trụ. Lão Trang thì cho là “Đạo”, Phật cho là “chân nhƣ”, từ Hán đến Tống Nho đã dung thông Phật – Đạo để nâng lên thành Lý học. Tống Nho lại bàn rất sâu về vũ trụ luận, chẳng hạn: Dương Hùng phát triển lý học chuyển từ “thái cực”
thành lẽ “Huyền”, Thiệu Ung cho là sự vận động vũ trụ là do lẽ “một sinh
hai, hai sinh bốn, bốn sinh vạn vật”. Cách lý giải đó của các học giả Tống
Nho là do có sự đấu tranh kế thừa của cả ba phái Nho – Phật – Lão, chúng được phức hợp lại và sáng tạo ra từ trong đầu óc của các học giả, chủ yếu dựa trên sự chiêm nghiệm chủ quan mà ra.
Trong đoạn thơ trên, ta thấy mặc dù tư tưởng Trạng Trình là sản phẩm đào tạo của lý học Nho, song dưới lăng kính của học giả họ Nguyễn sự vận dụng các tư tưởng bác học trên lại có sự giao thoa với quan niệm dân gian Việt Nam. Đúng như Văn Tân nhận xét: “Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm triết học Lão Tử hoà với triết học Khổng Tử để thích ứng cho việc giải quyết các vấn đề tự nhiên và xã hội, đó là một phƣơng thức vận dụng triết học Tống Nho vào
hoàn cảnh Việt Nam” [11, tr.134]. Theo chúng tôi, đó là một nhận xét có phần
khiêm nhường.
Thật vậy, Đạo học ra đời với bản thể luận của Lão Tử với nguyên tắc “Đạo
sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” (Đạo sinh một, một sinh
hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật) - Đạo đức kinh. Tuy nhiên, ở Lão Tử quan niệm về Đạo lại có điểm hạn chế do không thể tìm đƣợc yếu tố “trung” trong chuỗi chu trình biến đổi, chưa đề cập đến sự ràng buộc quy định lẫn nhau, cho nên khi vận dụng vào xã hội, nó mang yếu tố huyền bí, áp đặt, duy tâm, thoát ly hiện thực: “Nhân pháp địa - địa pháp thiên - thiên pháp tự nhiên” có nghĩa: Con người noi theo đất, đất noi theo trời, trời noi theo tự nhiên. Các đời sau đều phát triển Đạo học theo nhiều lớp hàm nghĩa khác.
Nho học, thời kỳ đầu với lý luận chặt chẽ, sắc bén, nhưng lại quá chú trọng bàn về những vấn đề đạo đức - chính trị, luân thường, đạo lý làm người mà ít chú ý đến bản thể luận. Do đó, trên chặng đường phát triển từ Khổng Tử đến Chu Hy, trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, Tống Nho đã đúc rút được những tinh hoa của Đạo và những chất liệu của Phật, tạo nên được nhiều chuyện bất ngờ trong việc sáng tạo ra “Dịch - Lý”.
“Dịch” nguyên nghĩa được hiểu là “bất dịch” và “biến dịch”. Biến
dịch nghĩa là “tích dịch dã” tức thừa nhận sự biến hoá khôn lường của tự nhiên, xã hội dựa trên nguyên tắc: từ vô cực đến thái cực, thái cực sinh lƣỡng nghi, lƣỡng nghi sinh tứ tƣợng, tứ tƣợng sinh bát quái chồng kép đƣợc 64
quẻ (1 quẻ 6 hào), 64 quẻ có 384 hào, cứ thế chồng lên nhau mà sinh vạn vật,
nghĩa là sự vật bắt nguồn từ không đến có và định ước bằng số. Điểm này ta cũng bắt gặp trong triết học Phương Tây thời Hy Lạp cổ đại khi so sánh với quan niệm: “Con số sinh ra vạn vật” của Pitago.
Bên cạnh Nho học, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là người ham mê tìm hiểu dịch học, lý học do đó ông có được quan niệm chung, khái quát về bản thể luận vũ trụ, nhất nguyên là “khí”- “Bẩm thụ sinh ra từ khí”. Với quan niệm như trên Trạng Trình có cái nhìn vũ trụ gần gũi với quan niệm Trương Tải, người được coi là nhà duy vật điển hình của Tống Nho khi ông này đề cập đến “hƣ và khí” là đối lập, theo thuyết này, khí thì có động - tĩnh, phù - trầm (chìm - nổi), thăng - giáng (lên - xuống), “khí” sinh ra vạn vật, vạn vật tồn tại chuyển vận lâu thì sinh ra “ hƣ” ( không).
Với bản thể luận nhất nguyên là “khí”, đó là một trong những cống hiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm về vũ trụ, tự nhiên, con người, một phát hiện tinh tế trong thế kỷ XVI ở Việt Nam.
Không chỉ luận giải thế giới vĩ mô, Trạng Trình còn có sự so sánh tương đồng giữa vũ trụ vĩ mô với vũ trụ thu nhỏ “thế giới vi mô”. Trong bài
“Trứng gà không tròn cũng không vuông,
Ấy thế mà bao bọc cả trời đất trong đó.
Chất thái tố trong ở ngoài có hai lần trắng,
Chất đan biêm ở trong có một điểm vàng.
Thái cực chƣa phân chia vẫn còn hỗn độn
Hai khí âm - dƣơng hợp lại mới mở ra,
Khi đã thành lông cánh sẽ bay bổng lên trời mây Hoá làm sao kim kê giúp vầng thái dƣơng”
[57, tr.40]
Qua “hiện tượng” quả trứng gà dưới cái nhìn “lý học” của Trạng Trình là một “tiểu vũ trụ” có bản thể “tương đương”, tiểu vũ trụ này cũng vận động theo nguyên lý của “đạo dịch”. Từ hỗn độn bất phân đến khác biệt phân đôi, chúng tương tác, chuyển hóa sinh thành tạo ra cái cụ thể. Đây cũng là một phát hiện khá linh hoạt và tinh tế, khác hẳn với quan niệm “trời tròn, đất vuông” của người Á Đông. Trong quả trứng hai khí
“âm – dƣơng” bẩm thụ, tác động qua lại thành sự vật và con gà được tạo
ra bởi chất “đan biêm”. Tuy nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa thể biết đến
“thể lòng trắng trứng gà”- chất Abumin như F. Angel phát hiện trong tác
phẩm“Biện chứng của tự nhiên” được, đó là hạn chế do lịch sử quy định.
Nhưng điều đó đã thể hiện tư duy biện chứng chất phác mà nhà tư tưởng họ Nguyễn đã mô phỏng, suy diễn về sự chuyển hóa thống nhất kỳ diệu
của “tiểu và đại vũ trụ” quanh ta.
Với quan niệm như trên, có thể nói Trạng Trình đã có tư tưởng tiệm cận tới quan niệm tự nhiên hiện đại: Giới tự nhiên là toàn bộ thế giới khách quan, với ý nghĩa đó thì con ngƣời và bản thân con ngƣời cũng là sản phẩm,
hơn nữa là sản phẩm đặc thù của giới tự nhiên. Tất nhiên, ở thế kỷ XVI thì
Trạng Trình chưa thể đưa ra được một quan niệm như thế.
Không chỉ lý giải về qui mô khái quát Thái cực đồ của vũ trụ tự nhiên, con người Nguyễn Bỉnh Khiêm còn quan niệm về tự nhiên là thiên nhiên, tự nhiên phú,
nó tàng ẩn, hiện hữu trong đời sống hàng ngày quanh con người. Trong hai tập thơ
Bạch Vân Am của ông mà ngày nay còn sưu tầm được thì có đến “50 bài thơ về bốn
mùa: xuân, hạ, thu, đông; 80 bài về cỏ cây hoa trái, khoảng 30 bài về loài vật”. Và “Riêng chùm Trung Tân Quán ngụ hứng gồm 87 bài thất ngôn bát cú, trong đó có 30 bài nói đến cảnh trí làng Trung Am, bên sông Hàn, có am, quán chiếm 23% của
chùm thơ” [47, tr.20]. Tất cả sự thống nhất đó đều chịu sự qui định của các quy luật
tự nhiên, “Lý” tự nhiên, “Đạo” tự nhiên, là môi trường sống của xã hội con người. Việc chú ý đến thiên nhiên với ý nghĩa là điều kiện sống cần thiết cho con người trong tư tưởng người Việt, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là người đầu tiên đề xuất. Trước ông, Lê Thánh Tông trong “Hồng
Đức Quốc Âm thi tập” và các nhà thơ khác đã bàn, song tư tưởng về thiên
nhiên hoặc là khuôn sáo, hoặc là mang khẩu khí, răn dạy. Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc hẳn khắc phục những hạn chế đó, bởi đến thế kỷ ông sống, thơ Nôm về thiên nhiên đã có điều kiện nhận thức sâu sắc hơn. Tiêu biểu hơn là Nguyễn Trãi, người sống trước Nguyễn Bỉnh Khiêm một thế kỷ cũng đã đưa vào thơ Nôm những quả núc nác, rau mùng tơi, hạt kê, củ khoai, củ từ, rau muống, luống dọc mùng, khóm liễu, bụi tre, cây xoan, củ
ấu, quả ổi, dƣa muối… thì Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ chữ Hán những
mai, lan, cúc, trúc, liễu, hạnh, hoè… là thứ tao nhã tượng trưng cho tầng
lớp quý tộc. Bên cạnh thơ chữ Hán, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn xây dựng quan niệm thiên nhiên sinh động trong thơ Nôm với: măng trúc, chè mai, lúa, mía, lau, của khoai, hạt muồng, cải tía, rau muống, bèo, cỏ, con niềng niễng, con nhện, con ruồi, ong, kiến, ngài tằm, cá thu, cá vƣợc, cá
đòng đong, cua, ếch... là những thứ tượng trưng cho dân dã. Đó là một
quan niệm tự nhiên có nội hàm gần sát với quan niệm tự nhiên theo nghĩa hẹp hiện nay: Tự nhiên là để chỉ toàn bộ thiên nhiên xung quanh con
ngƣời gồm: sông, núi, cỏ cây, hoa lá….
Có thể nói, tại Việt nam đến thế kỷ XVI việc tiếp biến phạm trù “thái cực” để chỉ ra nguồn gốc thống nhất của tự nhiên – xã hội – con
người từ một dạng vật chất “vô định hình” là một cống hiến của Trạng Trình trong luận giải bản thể luận duy vật. Cách lý giải mọi sự biến đổi của tự nhiên theo “đạo dịch” đã làm cơ sở bản thể luận cho quan niệm về tự nhiên của ông có tính bao quát, hệ thống. Đặc biệt coi thiên nhiên như những vật phẩm thiết yếu, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày từ giới quý tộc cho đến bình dân đều phải có, thể hiện quan niệm coi tự nhiên là “mẹ” của con người, là nét độc đáo cuả Nguyễn Bỉnh Khiêm, với lối diễn đạt kết hợp giữa tư duy ngôn ngữ bác học với tư duy ngôn ngữ bình dân của người Việt.
Tuy nhiên, những luận giải của Nguyễn Bỉnh Khiêm về tự nhiên có phần còn trực giác, mô phỏng bằng biểu tượng, “đồng nhất” vũ trụ và thiên nhiên, con người xã hội nhất nguyên vào một thực thể. Song, có thể nói ở thời kỳ ông sống có được những kiến giải về sự thống nhất toàn bộ tự nhiên như thế là đã đạt đến “độ” của tư duy triết học theo đúng nghĩa của nó. Bởi lẽ trong thế kỷ XXI này khi khoa học tự nhiên đã kiến giải được rất nhiều sự vật, hiện tượng, thì vẫn còn rất nhiều những đầu óc uyên bác, những triết gia đang cố gắng chứng minh ý thức tinh thần của thượng đế sáng tạo ra thế giới. Vậy mà, cách đây hơn 400 năm, trong hoàn cảnh nước ta đang chìm ngập trong văn hoá luân lý lấy “trời” làm đấng sáng tạo tối cao, lại xuất hiện một bộ óc đã biết lý giải bản chất thế giới theo tinh thần duy vật, đó là một giá trị tư tưởng triết học của dân tộc ta đã đạt đến từ thế kỷ XVI.
Trong chỉnh thể thống nhất “Tự nhiên – con người – xã hội”, thì con người và vai trò của con người luôn là vấn đề trung tâm của mọi triết học. Trong việc tìm hiểu con người từ đâu sinh ra, cuộc sống con người có những giá trị gì? Thế nào là con người lý tưởng? và cuối cùng con người sẽ đi về đâu? Đặc biệt đối với triết học phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì con người là đề tài được chú trọng nhất, cho nên người ta còn quan niệm
tr.35]. Song điều mà chúng ta quan tâm nhất ở đây là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đặt và giải quyết vấn đề này như thế nào trong bối cảnh không gian văn hoá Việt Nam thế kỷ XVI.
Tiếp theo tư tưởng về tự nhiên, sự thống nhất toàn vũ trụ về bản thể luận theo nguyên lý thống nhất tam tài thiên – địa – nhân cùng một khí, Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt con người ở vị trí trung tâm:
“Ở giữa kết tụ thành ngƣời Sinh ra vốn cùng một khí”
(Cảm hứng 300 câu) [18, tr.430-438] Xuất phát từ quan điểm tự nhiên thống nhất ở “khí nhất nguyên” như trên đã phân tích, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng, con người cũng sinh ra từ bản nguyên đó và cũng là sản phẩm của tự nhiên, theo ông: “Sinh lý
vô tƣ, vạn vật đồng”, nghĩa là: Cái ý sinh thành của trời không có thiên tư,
muôn loài đều như nhau cả.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhận thức đúng rằng con người ta cũng như vạn vật đều được sinh ra một cách tự nhiên, trời trong quan niệm của ông là giới tự nhiên chứ không phải do ý muốn một vị thượng đế có nhân cách. Do đó, con người cũng giống như các sự vật khác, phải thuận theo lẽ tự nhiên, tự nhiên phác và biến đổi theo âm – dƣơng từ sự sinh phát, tiêu trƣởng theo
“dịch lý” chứ không thể khác.
Song khi ông nói rằng: “Trung tập nhi vi nhân”, thì rõ ràng ông đã chỉ ra sự khác biệt giữa người với tự nhiên cho dù “bẩm thụ cùng một khí”. Con người trong cấu trúc tam tài mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng, đóng vai trò là dấu nối cho trời (trên cao - dƣơng) với đất (dƣới- âm) và sở dĩ vũ trụ sinh sôi nảy nở hoàn chỉnh là nhờ dấu nối thần diệu ấy. Trong văn hoá phồn thực của người Việt chúng ta cũng thấy “Lễ cúng người mới chết” họ lấy bát cơm, quả trứng và đôi cây đũa bông hoặc bùi nhùi để lên trên mộ, người Việt lý giải: Đôi bùi nhùi là biểu hiện khí dương ở trên trời (cha); bát cơm biểu hiện khí âm dưới đất (mẹ); quả trứng ở giữa thể hiện sự giao hòa âm - dương,
trong quả trứng có cả lòng đỏ và trắng, lại có hai khí âm từ bát cơm, khí dương từ hai quả bong, khí này được truyền qua đôi đũa bong và tập trung ở quả trứng. Người Việt hy vọng linh hồn người chết sẽ được siêu thoát và
“thụ” đầu thai ở cõi sau [49, tr.147-148].
Tuy nhiên, ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ quan điểm triết học tự nhiên theo dịch lý là cơ sở bản thể luận để ông đi đến một kết luận nhân sinh, nhân văn đó là: Cái đáng trọng nhất trong cõi đời là sự sống, chí hƣớng, nhân cách và hành động trong mỗi ngƣời nhƣ: Tâm, chí, thiện, chân…
Đầu tiên Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm về chữ “Tâm”, chữ Tâm theo triết học phương Đông mang nhiều lớp ý nghĩa khác nhau, đó không chỉ là một bộ phận trong lục phủ ngũ tạng, là trung tâm điều tiết lưu thông máu của sự sống con người. Sâu xa hơn, người ta còn cho rằng “tâm” là trung tâm của hoạt động tâm lý, cảm xúc và trí tuệ con người.
Trong lịch sử Triết học Trung Hoa, Mạnh Tử là người đầu tiên đề cao vai trò của chữ tâm, với biểu hiện là “tứ đoan” mà đầu mối là lòng trắc ẩn và