Điều kiện chủ quan

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ Tự nhiên-con người-xã hội và ý nghĩa của nó đối với đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 30)

Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiểu sử được ghi lại một cách xưa nhất chi tiết nhất có lẽ là trong cuốn “Bạch Vân Am cƣ sĩ Nguyễn Công Văn Đạt sử ký” của Vũ Khâm Lân biên soạn với sự giúp đỡ của cháu bảy đời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và người làng ông. Tuy nhiên việc ghi chép này cũng phải sau khi ông mất tới 190 năm và chúng ta phải lưu ý rằng người viết sử là một vị quan nhà Lê – Trịnh. Các tài liệu sau đó “Lịch triều hiến chƣơng loại chí” của Phan Huy Chú,

“Tuyết Giang Phu Tử” của Chu Thiên… Đều dựa trên cuốn sách của Vũ Khâm

Lân là chủ yếu. Dựa vào các tài liệu hiện đó, chúng tôi có thể nhận xét, phân chia cuộc đời và tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:

Thứ nhất, về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể chia ra làm bốn thời

kỳ: Thời niên thiếu và đi học (1491 - 1509), thời ở ẩn dạy học và tiếp tục học

thêm (1510 - 1533), ra thi làm quan dƣới thời Mạc (1535 - 1542), thời kỳ nghỉ

hƣu tạ quê nhà (1542 - 1585);

Thứ hai, tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong văn thơ với

những nét độc đáo và được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể. 1.2.1 Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thời niên thiếu và đi học, được tính từ nhỏ đến 20 tuổi (1491 - 1509),

Nguyễn Bỉnh Khiêm húy Văn Đạt, tự Hanh Phủ, ông sinh năm Hồng Đức thứ 21, tức năm Tân Hợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong một gia đình Nho học, cha là Nguyễn Văn Định hiệu là Cù Xuyên tiên sinh, ông Văn Định học rộng, tài cao lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh; mẹ là Nhữ Thị Thục người ở Ân Tử Hạ, thuộc huyện Tiên Minh, là con gái của quan Hộ bộ Thượng thư Nhữ Văn Lan. Mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông minh, học rộng văn hay, lại tinh cả môn tướng số, Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dưỡng trong một môi trường Nho gia, lại có người mẹ dạy dỗ cẩn thận. Tương truyền lúc sơ sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm khôi ngô tuấn tú, chưa đầy năm biết nói, bốn tuổi thuộc nhiều kinh thi, thư (đây là những quyển sách khó trong Ngũ Kinh) và nhiều kinh Quốc Âm (kinh của nước ta). Sự khôi ngô của

Nguyễn Bỉnh Khiêm lại trở thành một câu chuyện, lúc còn để chỏm, cùng với lũ trẻ ra tắm ở bến đò Nhật (Sông Hàn quê hương ông, nay dong sông này đã bị bồi lấp cùng với Am Bạch Vân của Nguyễn Bỉnh Khiêm). Khi ấy có người lái buôn bên Tàu thấy tướng mạo của cậu bé mà thốt lên rằng: Thằng bé này có tƣớng thật quý, hiềm nỗi nƣớc da hơi thô, nếu không có thể làm đến vua,

dân gian còn lưu truyền mãi câu chuyện đó.

Lớn lên được gia đình gửi vào Thanh Hoá học thầy Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, thầy Bằng là người rất am hiểu lý số. Truyền rằng, do Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh hơn người nên cụ Lương Đắc Bằng trước khi lâm chung đã đem cả sách “Thái Ất Thần Kinh” (cuốn sách về thuật số mà dịp cụ đi xứ bên Tàu đem về) trao và tin tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sử dụng tinh thông nó.

Tiếng là vậy, nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên khi thời thịnh trị của Lê Thái Tổ, Thánh Tông đã đi qua, chỉ còn lại sự ngợi ca trong thơ văn, sử sách, hay lời kể của ông ngoại... Còn trên thực tế thì cuộc đấu chế, tranh giành quyền lực giữa hai phe cánh trong dòng tộc triều Lê đang lên mức độ đỉnh điểm, cùng với cuộc tranh giành đó là các ông “vua lợn”, “vua quỉ” hoành hành, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm không ứng thí ra thi thố tài năng, cho dù có thể thời gian này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ở Thanh Hóa ( nhà thầy Lương Đăc Bằng). Xứ Thanh Hóa là nơi Đại bản doanh của Lê Tương Dực và giả định ông không ở Thanh Hóa đi nữa thì đường từ Vĩnh Lại vào Thanh Hóa chỉ mất một ngày đường thuyền. Trong khi ngay sau khi lên ngôi năm 1410 Tương Dực đã mở khoa thi đầu tiên với số cống sĩ lên tới 470 người.

Việc Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra thi làm quan thì có rất nhiều ý kiến khác nhau: Là một trí thức chân chính ông không muốn phò tá một ông vua sa đọa, cũng có thể Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhạy bén về chính trị hơn thầy mình? ông nói: “rồng thiêng dành sức chờ xuân noãn”, hay có sự tham gia của bà mẹ giàu kinh nghiệm hoặc vì lý do nào khác…, thì đây vẫn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Thời kỳ ở ẩn dạy học và tiếp tục học thêm, từ khoảng năm (1510 –

nghĩa nông dân tràn lan, nạn bạo hành khắp chốn, đến nỗi sử cũ còn ghi lại:

“Cả vùng Hải Dƣơng rạp xuống nhƣ cỏ”, trong triều thì chính biến Trịnh

Duy Sản giết Tương Dực lập Lê Chiêu Tông, sau đó các phe Hoằng Dụ, Đăng Dung tranh giành ảnh hưởng với nhau.

Kết quả là năm 1527, sau quá trình thâu tóm quyền lực Đăng Dung lên ngôi. Ngay sau khi lên ngôi để chiêu hiền đãi sĩ nhà Mạc đã tổ chức khoa thi đầu vào năm 1529 có đến 1000 người ứng thi. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục ở ẩn dạy học. Mặc dù nếu đem so sánh các vua từ Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông, Cung Hoàng và cả bọn Lê Ỷ, Lê Duy thì xét về cả đức lẫn tài đều thua kém Mạc Đăng Dung rất nhiều. Có lẽ Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn chờ đợi một “chúa thánh minh”, một “thiên tử” hay một “Trƣ niên” (người sinh tuổi hợi) nào? hoặc cũng có thể vì Nguyễn Bỉnh Khiêm là học trò đạo Khổng, thì theo Khổng Phu Tử: Đối với chƣ hầu hiếp vua, làm sao có thể ủng

hộ đƣợc. Cho dù Nguyễn Bỉnh Khiêm có ấn tượng tốt với Mạc Đăng Dung,

ông vẫn kiên định không ra ứng thi?

Thời kỳ ra thi, làm quan với nhà Mạc (1535 - 1542), đây là thời kỳ

thịnh trị nhất của nhà Mạc dưới sự trị vì của Mạc Đăng Doanh (lúc này Mạc Đăng Dung lên Thái thượng hoàng và nhường ngôi cho con trưởng). Về kinh tế mấy năm liền được mùa, cuộc sống của nhân dân hả hê, an ninh đảm bảo, quân sự vững mạnh, sử còn ghi: Thời này quân sự của họ rất mạnh kẻ nào không phục liền đánh dẹp ngay, các châu Khâm, Liêm sợ hãi không dám liên

quan, các nƣớc Đồ Bàn xƣng thần mà đến cống. Các lực lượng Nguyễn Kim,

Vũ Văn Mật thì chống phá yếu ớt.

Năm 1534 tức năm thứ sáu nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định nhập thế sau nhiều năm ở ẩn dạy học. Ông ghi tên dự kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ (1534) và đứng đầu cả ba kỳ thi Hương, Hội, Đình (năm 1535) lúc đó ông đã 44 tuổi, ông được phong Trạng Nguyên. Tiếp đó là các chức: Đông Các Hiệu thư, Hữu Thị Lang Hình bộ, rồi Tả thị Lang kiêm Đông Các Đại học sĩ. Với các chức vị ngày càng cao như trên chứng tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm

ngày càng có uy tín với triều Mạc. Đồng thời, nhà Mạc cũng rất ân sủng ông, luôn coi ông là trọng thần của đất nước, mọi kế sách quan trọng đều muốn tham khảo ý kiến ông, xem ông như một bậc thầy.

Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan 8 (chính xác 7 năm 3 tháng) năm dưới triều Mạc, ông luôn muốn dân yên, ông đã dâng sớ chém 18 tên gian thần, song vua không chấp thuận. Năm 1542, ông treo mũ xin về trí sĩ lúc 52 tuổi taị Am Bạch Vân quê hương mình. Việc từ quan về trí sĩ sau khi ông muốn làm trong sạch bộ máy nhà nước, nhưng không được chấp nhận, phản ánh thái độ phản kháng mãnh liệt, nhưng là sự tận trung với giang sơn, triều chính. Sự gắn bó với triều Mạc được Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

“Ba đời chúa đƣợc phúc tình cờ Ơn nặng chƣa từng báo tóc tơ” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Thơ nôm, bài 24) [18, tr.105-106] hay:

Thường gắng gỏi lòng trung thành, mưu toan trả ơn nước, Chỉ thẹn thân già yếu vụng về, chưa thạo việc binh

( Đông nhật nghệ doanh, tư nhất nhị tri kỷ) [18, tr.326]

Thời kỳ nghỉ hƣu tại quê nhà (1542 - 1585), về trí sĩ tại quê nhà,

Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng một ngôi quán ở bến Tuyết Giang bên sông Hàn, lấy hiệu là Bạch Vân Cƣ sĩ, trong thời gian này ông thường ngao du, những nơi ông hay đến là: Đồ Sơn, Yên Tử, Kính Chủ… và làm thơ, ngâm vịnh, ông tự ví mình như ông tiên trung địa. Có lẽ những cái tên: “Bạch Vân Cƣ Sĩ”,

“Danh sĩ họ Nguyễn” xuất hiện từ đây.

Mặc dù về trí sĩ, nhưng “tấm lòng lo trƣớc thiên hạ” của Trạng vẫn

“aí ƣu vằng vặc trăng in nƣớc”, sớm chiều chỉ mong sao có một “ Vua hiền

chúa thánh minh” giúp dân, giúp nước vì mình đã già. Do đó, Danh sĩ họ

Nguyễn đã dày công đào tạo lớp lớp học trò, trong đó có nhiều học trò giỏi như: Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh, Trương Thì Cử,

Đinh Thì Trung…. với hy vọng các thế hệ học trò của mình sẽ “Sừng kia chẳng mọc, mọc hơn tai”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm về hưu, nhưng triều đình Mạc vẫn lấy “sƣ lễ” mà đãi ông. Trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về trí sĩ, ở phía Nam Lê Trung Hưng đã mạnh lên, trong khi Bắc triều ngày càng có nhiều kẻ lộng hành, thậm chí trong số đó có cả Lê Bá Ly và Nguyễn Quyện (con Thượng Thư Nguyễn Thiến, học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm) chạy theo Nam triều... Trước tình hình đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ gởi Nguyễn Thiến (bạn học), lời thơ chân thành, giản dị làm Quyện xiêu lòng mà trở về tận trung với nhà Mạc, sau này Quyện trở thành tướng tiên phong trong nhiều trận chinh phạt và có công lớn cho triều Mạc. Khi anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật lộng hành ở Tuyên Quang, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đích thân làm Tham tán quân cơ cùng vua Mạc đi chinh phạt họ Vũ, lúc đó ông đã 60 tuổi, kết quả là lần đó quân Mạc thắng to. Tất cả những việc làm đó của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều với ý đồ cố gắng phò nghiêng đỡ lệch kéo lại thế quân bình cho nhà Mạc trong cơn chao đảo.

Không chỉ làm thơ, dạy học, ông còn cố vấn cho các tập đoàn phong kiến, khi cần “ly gián” các chúa để nhằm tránh binh đao cho nhân dân: Khuyên Nguyễn Hoàng lánh vào vùng Thuận Hoá, để tránh đối đầu với Trịnh Kiểm:

“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (nghĩa là hãy dựa vào đèo Ngang có

thể lập nghiệp lớn, kết quả là lập ra được triều Nguyễn); hay khuyên chúa Trịnh nên giữ lễ thờ vua Lê “Thờ bụt, giữ chùa thì đƣợc ăn oản” (nghĩa là Lê tồn thì Trịnh tại, Lê bại thì Trịnh vong); Hoặc khuyên nhà Mạc khi bị nhà Lê Trung Hưng tấn công nên lánh lên Cao Bằng “Cao Bằng tuy thiểu, khả dĩ dung thân”

(Cao Bằng là vùng có địa thế hiểm trở có thể được vài đời) kết quả là tồn tại được đến năm 1592, tức trụ được ba đời sau đó.

Trên đây là những nguyên nhân lý giải tại sao Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là nhà Nho, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVI, mà còn có nhiều giai thoại về những việc của con người thần kỳ này: Sấm Ký Trạng Trình biết trước việc xảy ra đến 500 năm sau, chuyện Nguyễn Công Trứ vào năm Minh

Mạng 14 đào kênh trị thuỷ ở Vĩnh Bảo, động vào đền thờ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy có mấy câu đề rằng:

Minh mạng thập tứ Thằng Trứ phá đền,

Phá đền thời phải làm đền

Nào ai động đến quan điền nhà ngƣơi.

thấy thế Nguyễn Công Trứ sợ quá cho trùng tu đền và không có ý đào kênh qua đó nữa.

Những câu chuyện trên, không có cơ sở nào khẳng định là có thực hay là do cảm quan folklore nhân dân gán cho ông. Song, cho dù như thế nào đi nữa thì những giai thoại trên chứng tỏ tầm vóc của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thế kỷ XVI có vai trò, uy tín rộng rãi như thế nào đối với các tập đoàn phong kiến thời đó.

Người ta cho rằng, sở dĩ có tài tiên đoán như vậy là do Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thông suốt môn Lý số (trường phái triết học của Nho gia dưới đời Tống), và có lẽ thế nên năm 1544 Mạc Phúc Hải phong ông tước Trình Tuyền Hầu, ngụ ý đề cao ông khơi nguồn lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Hạo ở Trung Hoa. Đã từng có được tước phong như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đỗ trạng nguyên, nên ông được người đời quen gọi là Trạng Trình. Thời kỳ này đánh dấu tƣ tƣởng của ông có sự tổng kết các quy luật vận động chung của tự nhiên, xã hội, con ngƣời thể hiện qua thơ văn.

Năm 1585 tức năm Đinh Dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc, cây đại thụ toả bóng cả một thời, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạ thế hưởng thọ 94 tuổi, để tỏ lòng biết ơn người thầy của mình, các học trò tổ chức tang lễ ông trong niềm thương tiếc vô cùng, phong thầy là Tuyết Giang

Phu Tử. Trong bài văn tế do Đinh Thì Trung thay mặt môn sinh đọc có câu:

“ …Cảm tiên sinh, núi sông đều biến sắc Nhớ tiên sinh, sâu kiến cũng đau lòng Tơ nhện vấn vƣơng khôn gỡ

Đền non lạnh lẽo khói mây…”

Còn nhà Mạc phong ông tước Trình Quốc Công, đồng thời tự tay vua Mạc Phúc Hải ban mấy chữ đại tự: Mạc triều Trạng Nguyên Tể tƣớng từ và sai lập đền thờ, ban phong chức tước cho vợ, con, cháu Trạng.

Có thể nói, việc ra thi, làm quan và khi về hưu vẫn phục vụ và gắn bó với nhà Mạc là một quyết định chủ động của Nguyễn Bỉnh Khiêm chứ không phải do động cơ ép buộc như nhiều người khẳng định trước đây. Còn tại sao với tài năng như Nguyễn Bỉnh Khiêm lại không thể giúp được nhà Mạc thống nhất giang sơn lại là câu chuyện khác. Ở đây chúng tôi chỉ xin luận giải vấn đề việc ra làm quan dưới triều Mạc là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và việc ông xin về trí sĩ cũng là quyết định hoàn toàn chủ động của một bậc trí thức cao khiết trước bối cảnh lịch sử đương thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2 Khái quát tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư tưởng lớn trong thế kỷ XVI, trong sự nghiệp thi - văn của mình, với chủ trương “văn dĩ tải đạo” ông để lại khối lượng tác phẩm văn học không nhỏ, chủ yếu là thơ. Đây là những cơ sở tư liệu để phục dựng nội dung tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo lời tựa

“Bạch Vân Am thi tập” tập thơ chữ Hán, ông viết: Mỗi khi dậy hứng làm thơ,

ngâm vịnh…thảy thảy đều đƣợc ghi thành thơ nói về chí, đƣợc tất cả là một

nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là là Tập thơ Am Bạch Vân. Hiện

nay theo sưu tầm di thảo còn già nửa số bài thơ ấy. Ngoài ra có hai tập thơ:

“Trình Quốc Công Bạch Vân thi tập”, “Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh

Khiêm thi tập” với dung lượng hơn một trăm bài chữ Nôm. Về văn chữ Hán,

ông để lại bài Trung tân quán Bi ký, Thạch Khánh ký, ngoài ra còn một vài bài văn tế. Như vậy, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bị thất lạc với số lượng không nhỏ, nhưng số thơ văn còn lại cũng đủ nói lên được vị trí, vai trò, sự đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình tư tưởng nước nhà.

Trước hết nội dung tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương phản ánh tình hình biến động của xã hội Việt Nam dưới thế kỷ XVI một cách

sâu sắc, trước những vấn đề trị - loạn nan giải của đất nước, khi “bảng giá trị” truyền thống đang bị chao đảo. Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu nối cho hai thế hệ: Vừa là đại biểu tư tưởng tiếp nối tri thức chân chính tiếp tục dư âm của thế kỷ trước chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, vừa phải đối đầu với những sự thất bại đương nhiên của thời đại ông, cho nên tư tưởng của ông cũng đồng thời đại diện cho trình độ nhận thức của thế kỷ sau. Đó vừa là bước tiến, vừa là mâu thuẫn lớn khi trong thơ văn của ông, mặt khác ông tập trung đi vào lý giải các vấn đề xã hội, tự nhiên, nhân sinh, nhân văn dựa trên

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ Tự nhiên-con người-xã hội và ý nghĩa của nó đối với đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 30)