Nghĩa của tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với việc xây dựng đạo đức sinh thái cho ngƣời Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ Tự nhiên-con người-xã hội và ý nghĩa của nó đối với đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 93)

dựng đạo đức sinh thái cho ngƣời Việt Nam hiện nay

Trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự thống nhất trong hệ thống “Tự nhiên – con ngƣời – xã hội”, về thực chất là quan niệm chỉnh thể hữu cơ “Thiên – địa – nhân” hợp nhất. Bởi hệ thống “Tự nhiên – con người – xã hội” theo quan niệm ngày nay là con người sống luôn chịu sự tác động lẫn nhau bởi ba mối quan hệ: Quan hệ con ngƣời với con ngƣời

(quan hệ cá nhân với nhau), quan hệ ngƣời với xã hội (quan hệ con người với xã hội, cộng đồng người), quan hệ con ngƣời với tự nhiên, quan hệ

con ngƣời với chính bản thân mình. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đi từ quan

niệm bản thể luận thống nhất phổ biến đó là quan hệ đạo đức. Xuất phát điểm đó là hướng đi đúng đắn bởi đạo đức con người luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của con người cả trong ba mặt tương tác đó. Ngày nay chúng ta hiểu rằng, việc con người cần phải đối xử điều hòa lợi ích của mình với tự nhiên theo tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là đạo đức sinh thái nhân văn. Chúng ta cũng hiểu rằng, xây dựng đạo đức sinh thái nhân văn là một trong các mục tiêu giáo dục, định hướng con người có cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, môi trường đang trở thành vấn đề cấp thiết liên quan đến sự tồn tại, phát triển của chính con người. Đó cũng chính là yêu cầu mới theo triết lý phát triển bền vững của một xã hội thông minh hiện đại.

Theo cách nhìn đạo đức sinh thái nhân văn của thế kỷ XXI, ở một góc độ nhất định, ta nhận ra từ Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong không gian văn hóa thế kỷ XVI đã tỏa ra giá trị đạo đức sinh thái nhân văn sâu đậm và nó xuyên qua thời gian, hòa vào tư tưởng hiện đại với những đóng góp mang đậm phong cách triết gia Trạng Trình.

2.2.1 Một số khái niệm đạo đức sinh thái và thực trạng sinh thái hiện nay ở Việt Nam

* Một số cách hiểu về đạo đức sinh thái.

Đạo đức xã hội với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì được hình thành từ khá sớm trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, Đạo đức học sinh thái với tư cách là một ngành Đạo đức học ứng dụng thì mới được manh nha từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cũng phải đến năm 1979, thuật ngữ “đạo

đức sinh thái” mới được sử dụng một cách thống nhất trong giới khoa học với tên

gọi “Evironmenlal Ethics”, người sử dụng thuật ngữ này đầu tiên là Eugene

C.Hargrove. Cùng với sự phát triển của ngành khoa học này, các tổ chức, hiệp hội về bảo vệ môi trường cũng lần lượt ra đời. Vào thập niên 90 của thế kỷ XX, Hội Đạo đức học Môi trường Quốc tế (The Internettional Socioty For Evironmenlal Ethics) được thành lập. Đến năm 1997, Hội Triết học Môi trường Quốc tế (The Internettional Association For Evironmenlal Phylosophy) cũng hình thành, đánh dấu sự phát triển của Đạo đức sinh thái và có hoạt động tích cực, lan rộng trên trường quốc tế cuối thế kỷ XX.

Ở Việt Nam, trong quá trình hội nhập vào dòng chảy của triết học thế giới hiện đại, Đạo đức sinh thái với tư cách là một phân ngành Đạo đức học chuyên biệt vẫn là vấn đề khá mới mẻ, nhưng đang rất triển vọng thu hút được sự chú ý của nhiều học giả nghiên cứu. Tuy vậy, về nội hàm khái niệm đạo đức sinh thái đã và đang được tiếp cận, đồng thời được hiểu theo các cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số cách hiểu:

Trong cuốn sách “Văn hóa sinh thái nhân văn”, do Trần Lê Bảo (Chủ biên, 2001), Nxb VHTT, Hà Nội cho rằng: “Đạo đức sinh thái là quan niệm và cách thức ứng xử của con ngƣời và xã hội loài ngƣời đối với giới tự nhiên nhằm bảo đảm sự cùng tồn tại và phát triển của tự nhiên

và xã hội” [2, tr.161];

Trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện

kinh tế thị trƣờng” (Internettional Conference: Social Responsibility in the

context of market economy) do Hội đồng Giám Mục Việt Nam kết hợp với Viện Triết học, Hội đồng hành động vì sự phát triển con người Thiên chúa

giáo Đức Misereo (2009), tại Hải Phòng từ 12 – 15 tháng 2, PGS. TS Phạm Thị Ngọc Trầm cho rằng: “Đạo đức sinh thái là một dạng thức đặc biệt cuả đạo đức xã hội....đạo đức sinh thái bao gồm những quan điểm, quan niệm, tƣ tƣởng, tình cảm, những nguyên tắc, chuẩn mực qui định, điều chỉnh hành vi con ngƣời trong quá trình biến đổi và cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống con ngƣời, sự tồn tại, phát triển không ngừng của xã hội trong những

điều kiện tự nhiên – xã hội nhất định”.[12, tr.518]

Trong sách “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái” (Sách chuyên khảo) của PGS.TS Vũ Trọng Dung (2009), Nxb CTQG, Hà Nội cho rằng: Đạo đức sinh thái xem xét thế giới sinh vật, các hệ thống sinh thái, môi trƣờng sống tự nhiên cũng nhƣ các hệ ngƣời chƣa ra đời đều nằm trong trách

nhiệm đạo đức của con ngƣời” [6, tr.75 - 76);

Cũng theo tác giả này, thì xét về mặt lịch sử có thể xem: Đạo đức sinh thái là đạo đức đƣợc hình thành nên trong trong quá trình con ngƣời tác động lên thiên nhiên, là trách nhiệm của con ngƣời đối với môi trƣờng sinh thái.

Tài liệu Hội thảo khoa học (2009) “Đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện

nay: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhân ngày Triết học thế giới, 18

tháng 11, tại Khoa Triết học – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, trong Báo cáo của của tác giả Nguyễn Văn Phúc

“Bảo vệ môi trƣờng từ góc độ đạo đức” đã đưa ra quan niệm về đạo đức môi

trường theo nghĩa rộng: “ ... đạo đức môi trƣờng chính là đạo đức của cuộc sống bền vững, là mục tiêu và động lực của cuộc sống bền vững, cuộc sống gắn kết toàn nhân loại và giới tự nhiên thành một chỉnh thể trong đó con

ngƣời là trung tâm” [53, tr.351]

Trên báo “Giáo dục & thời đại” tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2009) trong bài “Giáo dục đạo đức sinh thái – yếu tố thành công của hội nhập kinh

tế quốc tế” số 117, ra ngày 29/9, có đưa ra cách hiểu: “Đạo đức sinh thái là

một phƣơng diện của đạo đức chung, là sự thể hiện và thực hiện đạo đức xã

Với các cách hiểu đạo đức sinh thái trên đây chúng tôi xác định nội hàm chung nhất của khái niệm và cơ sở của đạo đức sinh thái như sau:

Đạo đức sinh thái từ chỗ là một bộ phận của đạo đức xã hội ngày nay đã nổi lên trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu, bao gồm hệ thống những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, tình cảm, những nguyên tắc, chuẩn mực quy định hành vi có trách nhiệm, hiểu biết của con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Thể hiện trình độ chinh phục của con người với giới tự nhiên để đảm bảo sự phát triển của xã hội cũng như của chính mình, trong không gian văn hóa nhân văn mang tính lịch sử.

Như vậy, đạo đức sinh thái có thể hiểu vắn tắt là đạo đức môi sinh, đạo đức môi trƣờng mang tính xã hội, lịch sử cụ thể trong sự phát triển bền vững của xã hội loài ngƣời.

Theo PGS. TS Phạm Thị Ngọc Trầm, trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên là khách thể. Chuẩn mực và đạo đức xã hội của con người yêu cầu quan hệ chủ thể - khách thể tác động lẫn nhau phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức. Nếu bên chủ thể, con người (từ cá nhân đến xã hội) chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, bất chấp lợi ích của khách thể( từ môi trƣờng tự nhiên nghĩa hẹp cho đến môi trƣờng tự

nhiên rộng lớn) thì bị coi là kẻ vô đạo đức, có thể bị trừng phạt hay trả giá

trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trong đạo đức sinh thái, con người với tư cách là chủ thể đạo đức luôn chủ động quan hệ và tác động lên tự nhiên một cách có ý thức. Các hoạt động của con người, có mục đích là mang lại lợi ích cho chính mình. Đồng thời chủ thể đó phải đánh giá được mức độ phản ứng tự phát của tự nhiên. Sự tác động của tự nhiên lên con người và xã hội chỉ là sự tác động mù quáng, vô thức hay chỉ là “phản xạ tự nhiên”. Do vậy, thiếu sự tôn trọng quy luật tự nhiên, chỉ chú ý tới lợi ích con người, sự ứng xử vô đạo đức của con người đối với tự nhiên đó cứ thế được tích lũy lại, dẫn đến mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên ngày càng sâu sắc dần. Nhưng con

người không thể nhận biết hay đúng hơn là không thể lường trước được hậu họa, đến lúc con người nhận thức ra “sự trả thù của tự nhiên”, thì quá muộn và con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do mình gây ra cho môi trường tự nhiên, cũng chính là cho bản thân mình.

Cho nên, để đảm bảo được hài hòa lợi ích giữa con người với tự nhiên, là một chủ thể có ý thức, con người phải điều chỉnh, kiểm soát mình để có hành vi đối xử, tôn trọng, bảo đảm sự hòa hợp với tự nhiên như với con người, yêu cầu đạo đức đó không chỉ dừng lại ở ý thức, tư tưởng tình cảm thuần túy, trái lại điều đó phải trở thành ý thức, chuẩn mực, tiêu chí ... là đạo đức hành động trong cách ứng xử con người với tự nhiên. Muốn thực hiện điều này, một mặt con người phải biết phát huy sự minh triết con người sống hài hòa với thiên nhiên như tình yêu vốn có của mình với thiên nhiên theo lối mà các bậc tiền nhân đúc kết “ngƣời là

hoa của đất”, phải trở về với thiên nhiên, phải sống hòa hợp với thiên nhiên

“thiên – nhân hợp nhất” như quan hệ con người với tự nhiên trong thơ văn

Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mặt khác, cần phải có những hiểu biết về các quy luật, các mối quan hệ sự vân động biến đổi của tự nhiên, trên cơ sở đó con người sẽ điều chỉnh hành vi mang tính đạo đức sinh thái nhân văn của mình, để khôn ngoan trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nếu không thực hiện tốt điều đó con người sẽ bị thiên nhiên trả thù với cái giá rất đắt, đặc biệt ở một nước đang phát triển như ở nước ta hiện nay. Để làm sáng tỏ điều đó, sau đây chúng ta đi vào phân tích thực trạng của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở nước ta hiện nay từ góc độ đạo đức sinh thái nhân văn.

* Tổng quan, thực trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay.

Ở nước ta, nền kinh tế thị trường cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa chỉ mới diễn ra mạnh mẽ trong ít năm trở lại đây, song ảnh hưởng xấu của nó đã tác động từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi tới biển đảo. Điều đó khiến môi trường nước ta đã gánh chịu những hệ quả tiêu cực của sự phát triển này. Theo báo cáo của các Hội nghị môi trường toàn quốc 2009 thì hiện trạng ô nhiễm môi trường sinh thái ở nước ta ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn so với các nước trong khu

vực. Nhìn chung, tất cả những vấn đề môi trường sinh thái mới chỉ được đưa ra hoặc chưa được giải quyết một cách thỏa thỏa đáng, trong khi tài nguyên thiên nhiên thì tiếp tục bị tàn phá. Nhiều thành phần môi sinh cùng với nguồn nước mặt và nước ngầm bị suy thoái, ô nhiễm, có nguy cơ cạn kiệt. Nước thải, khí thải, chất rắn cũng chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để. Đặc biệt các khu công nghiệp, đô thị vệ sinh môi trường quá thấp kém. An toàn thực phẩm đang đe dọa cuộc sống con người. Ô nhiễm biển có chiều hướng tăng lên. Các sự cố về biến đổi khí hậu, môi trường xảy ra liên tiếp.

Thực trạng môi trƣờng tự nhiên nƣớc ta đang nổi lên hai nhóm vấn đề cơ bản:

- Nạn khan hiếm và cạn kiệt nhanh các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: Rừng, đất, nước ngọt, các loại khoáng sản, động, thực vật...

- Nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống bởi các chất thải sinh hoạt và các chất thải công nghiệp cùng với sự lạm dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp như: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng cây trồng, vật nuôi, các loại phân hóa học, các loại chất bảo quản nông sản...

Thực ra nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường của nước ta đã có từ trước, nguyên nhân chủ yếu do các cuộc chiến tranh đem lại. Đặc biệt, trong khi thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa và hậu quả của mấy chục năm chiến tranh chống Pháp và Mỹ.

Không dừng lại ở đó, vấn đề trở nên xấu đi kể từ khi đất nước đổi mới cho đến nay với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (nay là kinh tế thị trường) theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Một phía, chính cơ chế thị trường đã thúc đẩy mạnh nền kinh tế phát triển, làm cho các chủ thể kinh tế ứng dụng khoa học - công nghệ khai thác những ích lợi cho mình từ thiên nhiên một cách tối ưu nhất. Thêm vào đó, một cơ chế quản lý lại chưa

đồng bộ, đã vô hình chung tạo điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi cho các chủ thể khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên.

Có thể nói kinh tế hàng hóa với quy luật giá trị, quy luật theo đuổi lợi nhuận tối đa đang điều chỉnh hành vi không chỉ tác động vào đời sống đạo đức xã hội, không chỉ tấn công vào mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn tấn công vào mối quan hệ đạo đức sinh thái giữa con người với tự nhiên, đó là việc làm không mấy sáng suất. Cụ thể là:

- Tình hình Rừng của Việt Nam

Đối với mọi quốc gia, dù là quốc gia nông nghiệp hay công nghiệp thì rừng vẫn là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá và quan trọng bậc nhất, nhưng thời gian gần đây rừng ở nước ta là đối tượng đang bị con người tấn công dữ dội nhất. Ngoại trừ những nguyên nhân trước đây vẫn thường được nhắc đến như: Chiến tranh, lối sống du canh – du cư kém hiểu biết của con người... thì ngày nay, cơ chế thị trường có sự tham gia của khoa học kỹ thuật là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất đưa đến sự suy thoái nghiêm trọng của rừng.

Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng và chính phủ ta đã chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mỗi năm rừng được trồng mới khoảng 80.000 – 100.000 ha. Riêng từ năm 2006 – tháng 9 năm 2009 trên phạm vi cả nước trồng mới được 730.000 ha rừng, đạt 73% (trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 171.000 ha, rừng sản xuất 559.000 ha. Song, con số này là không thể tương xứng so với tốc độ con người phá hủy. Trên thực tế mỗi năm ước tính rừng nước ta bị chặt phá khoảng 200.000 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng dưới các tác động khác nhau của con người. Mà rừng bị chặt phá chủ yếu là rừng tự nhiên [13, tr.2].

Sự suy giảm nhanh rừng cả về số và chất lượng rừng trong những năm qua ở nước ta, theo phản ứng dây truyền sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các tài nguyên khác như: đất đai, nước ngọt, không khí...

- Đất đai

Đất đai cũng đang chung số phận với rừng, cùng với kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ Tự nhiên-con người-xã hội và ý nghĩa của nó đối với đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)