Kết quả thống kê

Một phần của tài liệu một số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người việt (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.Kết quả thống kê

Trong tổng số 3455 câu đố dân gian của người Việt thì câu đố sử dụng một số

biện pháp tu từ dùng để chuyển trường là 846 câu, chiếm 24,48 % tổng số câu đố dân gian của người Việt. Như vậy, số câu đố sử dụng biện pháp tu từ dùng để chuyển trường là tương đối lớn. Nhân hóa, động vật hóa, thực vật hóa, tự nhiên hóa và so sánh là những biện pháp cơ bản được sử dụng trong câu đố dân gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của người Việt có tác dụng chuyển trường. Có thể hình dung kết quả khảo sát các biện pháp tu từ có tác dụng chuyển trường bằng bảng tổng kết 2.1 dưới đây:

2.1. Bảng tổng hợp một số biện pháp tu từ dùng để chuyển trường trong câu đố:

Biện pháp Số lƣợt dùng Tỉ lệ % so với tổng số 846 câu đố

Nhân hóa 369 43,62 % Động vật hóa 134 15,83 % Thực vật hóa 43 5,08 % Tự nhiên hóa 18 2,13 % So sánh 189 22,34 % Phối hợp các biện pháp 93 10,99 % Tổng số lƣợt dùng 846 100,00 %

2.2. Miêu tả một số biện pháp tu từ dùng để chuyển trƣờng trong câu đố 2.2.1. Nhân hoá

Trong 846 câu đố có sử dụng biện pháp tu từ dùng để chuyển trường mà chúng tôi khảo sát được thì câu đố sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa chiếm số lượng lớn nhất là 369 câu, chiếm 43,62 % câu đố sử dụng biện pháp tu từ dùng để chuyển trường và chiếm 10,68 % tổng số câu đố Việt. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng một cách rất đa dạng, có thể chia biện pháp tu từ nhân hóa thành các kiểu nhỏ:

a) Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác.

Dùng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng khác, những đặc điểm đó có thể là những đặc điểm về cơ thể, sinh lí, tuổi tác... có 71 câu đố sử dụng những yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về con người để chỉ đối tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác (động thực vật, đồ vật...), chiếm 19,24 % tổng số câu đố có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Ví dụ 21

Mẹ tròn mà đẻ con dài

Đã thêm lịch sự lại dài móng tay.

Cây giá đậu xanh [233 – III]

Trong câu đố về cây giá đậu xanh (cây giá đỗ), người đố đã nói đến nguồn gốc

của cây giá đỗ, mẹ tròn đẻ con dài chính là những hột đỗ (đỗ tương, đỗ Hà Lan)

được ủ để thành những cây giá đỗ dài, trắng muốt. Hai lá mầm ở phần đầu của cây giá đỗ được ví như cái móng tay. Mặc dù đố về cây giá đỗ - một loại thực vật dùng làm thực phẩm nhưng tất cả những chi tiết trong đó đều như chỉ một con người thực sự thông qua đại từ xưng hô mẹ - con, chi tiết dài móng tay.

Ví dụ 22

Trên đầu tóc xanh rì

Giữa lưng thì trắng, đít thì những lông.

Củ hành [267 – III]

Tóc xanh rì để nói về phần lá của cây hành (lá hành màu xanh)

Lưng thì trắng nói về phần củ (củ hành có màu trắng)

Đít thì những lông nói về rễ hành Hay như câu đố về bắp ngô:

Ví dụ 23:

Có râu, có tóc, có răng vàng Quần áo xênh xanh ba bốn bộ Mà còn nũng nịu mẹ bồng con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bắp ngô [441 – III]

Bắp ngô được hiện lên như một con người thực sự: râu ngô được ví như tóc,

hột ngô ví như những chiếc răng vàng, những lớp lá phủ bên ngoài bắp ngô được

ví như những bộ quần áo, những bắp ngô mọc trên thân cây ngô được ví như hình ảnh mẹ bồng con. Tất cả những chi tiết gộp lại khiến cho người giải đố như đang tiếp xúc với một sinh thể có hồn. Câu đố về cây hương cũng vậy:

Ví dụ 24: Chân cao lỏng khỏng Mình ốm tận xương Hồn đi bốn phương Chân còn đứng đó. Cây hương [685 – V]

Câu đố về cây hương nhưng làm cho ta liên tưởng đến một con người ốm yếu:

chân cao lỏng khỏng (chân hương), mình ốm tận xương, hồn đi bốn phương

(khói hương), chân còn đứng đó (chân hương khi hương đã cháy hết).

b) Nhân hóa bằng cách sử dụng các đại từ xưng hô như: ông – bà, mẹ - con, cha – con, chồng – vợ, chàng – thiếp, chị - em; thân em, ...

Riêng câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa có 139 câu dùng từ xưng hô, chiếm 37,67 % tổng số câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Như vậy, câu đố loại này chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các câu đố có sử dụng biện pháp nhân hóa. Dưới đây là một số ví dụ:

Ví dụ 25:

Hai anh cùng ở một làng Thế mà mặt đỏ mặt vàng khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lững lờ đi trước về sau

Hằng năm họa có gặp nhau đôi lần.

Mặt trăng, mặt trời [146 – I]

Hai anh ở đây là mặt trời và mặt trăng, cùng ở một làng – cùng trên một bầu trời, anh mặt trăng mỗi khi xuất hiện trên bầu trời có màu vàng, còn anh mặt trời

lại tỏa ra màu đỏ. Hai anh mặt trăng và mặt trời hầu như không bao giờ cùng một lúc xuất hiện trên bầu trời, anh mặt trời sẽ xuất hiện vào ban ngày, đến buổi tối anh mặt trời sẽ nhường chỗ cho anh mặt trăng tỏa sáng. Tuy nhiên, hằng năm họa có gặp nhau đôi lần đó là khi xẩy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Nhật thực là hiện tượng mắt ta thấy vầng mặt trời tối đi một phần hoặc hoàn toàn trong một lúc vì bị mặt trăng che khuất, nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị quả đất che mất ánh sáng mặt trời, làm tối một phần hay toàn phần. Tuy nhiên, hiện tượng này rất ít khi xẩy ra, có khi một năm mới xẩy ra một lần. Câu đố về mặt trăng và mặt trời mặc dù là một câu đố gián tiếp,

Trong một câu đố khác, trăng lại được hiện thân thành một cô gái thân nở mặt

tròn vừa đẹp, vừa xinh, nhưng lại rất vô tình, đêm đêm chỉ sống một mình trong

cung:

Ví dụ 26

Thân em thân nở mặt tròn

Người em vừa đẹp, vừa giòn, vừa xinh Trách em sao khéo vô tình

Đêm đêm chỉ ngủ một mình trong cung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy mô típ dùng từ xưng hô thân em, thân tôi được sử dụng rất nhiều lần. Có tới 22 câu đố sử dụng mô tip này, ví dụ: Ví dụ 27 Thân em nho nhỏ Da xanh ruột đỏ Thịt trắng nõn nà Từ thuở xưa xa Bạn cùng lá đa. Mo nang [87 – III] Ví dụ 28 Chị em ai nấy đứng cười

Thân tôi ở góa chín mười mặt con.

Cây chuối [105 – III]

Ví dụ 29

Thân em bé nhỏ biết bao

Em có chút lửa chói vào sáng ghê Trẻ em chẳng đứa nào chê Chúng bắt em về bỏ lọ mà chơi.

Con đom đóm [357 – IV]

Ví dụ 30

Thân em vừa trắng vừa tròn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Viên phấn [585 – V]

Cứ thế, khi là ông bà, cha mẹ, chú, bác; khi là thân em, thân tôi; khi là chàng thiếp, anh em, khi là thằng, nó, hắn.... biện pháp nhân hóa bằng cách dùng từ xưng hô làm cho câu đố vô cùng sinh động, dí dỏm, đưa các sự vật từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động.

c, Nhân hóa bằng cách sử dụng những yếu tố chỉ công việc, hành động của con người

Có 7 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng những yếu tố chỉ công việc lao động của con người để miêu tả sự vật khác, chiếm 1,90 % tổng số câu đố sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Một số ví dụ minh họa:

Ví dụ 31

Bà già đầu bạc tuổi cao

Chèo ghe mỏi mệt cắm sào nghỉ ngơi

Bã đậu [1129 – V]

Trong câu đố về bã đậu, lời đố hoàn toàn nói về người và công việc chèo ghe.

Hình ảnh mà câu đố gợi ra là một bà lão dù tuổi đã cao nhưng vẫn phải vất vả với công việc trèo ghe trên sông nước.

Ví dụ 32

Ông trắng giã gạo

Ông đỏ bới đào.

Răng và lưỡi [95 – VI]

Lời đố về răng và lưỡi lại hướng về công việc giã gạo và đào bới. Răng với

nhiệm vụ nhai thức ăn, hai hàm răng khi nhai chạm vào nhau, được ví như hành động giã gạo, còn lưỡi với nhiệm vụ đảo thức ăn, ví như hành động đào bới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ví dụ 33

Mười người thợ, lo đủ mọi bề.

Mười ngón tay [126 – VI]

Hình ảnh mười ngón tay được tráo bằng hình ảnh mười người thợ. Thợ vốn

chỉ người lao động chân tay, làm một công việc nào đó để kiếm tiền. Và mười

ngón tay được ví như mười người thợ vì mỗi ngón tay đều có chức năng, tác dụng riêng.

Hay câu đố về con trâu là sự phối hợp đầy đủ hình nét, động tác, nhịp điệu tươi vui của bảy người đang sản xuất: đập đất, phất cờ, vơ cỏ, bỏ phân:

Ví dụ 34

Bốn ông đập đất

Một ông phất cờ

Một ông vơ cỏ

Một ông bỏ phân.

Con trâu [229 - IV]

Trong tổng số 369 câu đố, có 29 câu lấy cử chỉ, hành động của con người để

miêu tả sự vật khác, chiếm 7,86 %. Đó là câu đố về con cua, cỏ may, cột nhà...

Ví dụ 35

Tám người khiêng một mâm xương

Để hai ông xã nghênh ngang đi đầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình ảnh một con cua đang bò được thay bằng hình ảnh tám người (tám cái

chân) khiêng một mâm xương (mai cua) và hai cái càng ví như hai ông xã. Ở đây

động từ khiêng được dùng để nói về hành động của con người.

Ví dụ 36

Sừng sững mà đứng giữa đường

Quan đi chẳng tránh lại thường đánh quan.

Cỏ may [146 – III]

Cây cỏ may được đánh tráo bằng hình ảnh một kẻ ngông nghênh chẳng những không tránh đường cho quan mà còn thẳng tay đánh lại.

Cột nhà thay bằng hình ảnh người đứng im không chào hỏi bất cứ ai đi tới:

Ví dụ 37

Sừng sững mà đứng giữa nhà Ai về không hỏi, ai ra không chào.

Cột nhà [13 – V]

Còn cái mõ lại được thay thế bằng hình ảnh đứa trẻ tinh nghịch đang nô đùa

với mẹ:

Ví dụ 38

Con trong bụng mẹ chui ra

Dang tay đánh mẹ, mẹ la om sòm Đánh rồi, con nhảy vô bụng mẹ nằm Mẹ con yên lặng, âm thầm ngủ say.

Cái mõ [666 – V]

Câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách lấy công việc, hành động của con người để miêu tả sự vật khác cho thấy óc tưởng tượng sinh động của tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân gian. Có thể thấy nếu không gần gũi lao động, không yêu lao động, không nắm được nhịp điệu sản xuất, không có tài quan sát thì làm sao mà các tác giả dân gian lại có những sự liên tưởng đơn giản, thú vị và sinh động như thế được.

e) Sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người để chỉ đối tượng khác.

Câu đố có sử dụng các từ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người để gán vào các sự vật khác là 12 câu, chiếm 3,25 % tổng số câu đố có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Hành động khóc được gán vào câu đố về hiện tượng trời mưa:

Ví dụ 39

Không ai trêu mà khóc?

Mưa [80 – I]

Hiện tượng sấm, sét được miêu tả như một con người đang nổi giận đùng đùng với hành động đánh người hung dữ:

Ví dụ 40

Cớ sao nổi giận đùng đùng

Đánh người toi mạng ung dung ra về Cả kêu bớ ngã bên tê

Liệu hồn hung dữ ngày kia ngủm cù đèo.

Sấm và sét [123 – I] Câu đố về con sam cũng rất thú vị:

Ví dụ 41

Cho hay duyên nợ bởi trời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Con sam [305 – IV]

Khi bắt được con sam bao giờ người ta cũng bắt được cả đôi. Bởi trên thực tế,

sam đi đâu cũng có đôi, có cặp, con đực và con cái không bao giờ rời nhau. Người ta thường nói “cuốn như sam” hay “đeo như sam” là dựa trên sự quấn quýt này. Từ đặc điểm này của con sam mà được người đố ví chúng như đôi vợ chồng luôn âu yếm, không bao giờ rời xa nhau.

Chiếc đèn cày thắp sáng được miêu tả như một đứa trẻ đang đứng khóc:

Ví dụ 42 Một nhà hai thằng Đứng khóc Ngày kỵ lạc Nhà nghèo, nhà giàu Yêu cầu nó đứng khóc. Đèn cày [956 – V]

Âm thanh sòng sọc của điếu cày được ví như tiếng cười rúc rích của con người:

Ví dụ 43

Bằng tre mà rúc rích cười

Làm cho nhiều người tỉnh tỉnh say say.

Cái điều cày [971 – V]

Những từ miêu tả trạng thái, tâm lý tình cảm của con người khi gán vào sự vật khiến cho chúng trở thành những thực thể sinh động, có hồn. Người giải đố phải tìm ra vật thật được ẩn giấu đằng sau những từ ngữ chỉ dành để diễn tả tâm trạng, tình cảm chỉ dành cho con người đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

g) Gán cho sự vật tư thế, dáng vẻ của con người.

Một số sự vật có dáng dấp, tư thế nhìn tương đối giống dáng dấp, tư thế của người. Do đó, người nghệ sĩ dân gian đã lấy từ thế của người để miêu tả sự vật, gây khó khăn cho người giải đố.

Có 32 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách gán cho sự vật tư thế, dáng vẻ của con người, chiếm 8,67 % tổng số câu đố có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Cây chuối được ví như dáng người khép nép, e lệ, rụt rè đứng thu mình bên cạnh bờ ao.

Ví dụ 44

Khép na khép nép Đứng nép bờ ao Trái chật đầy buồng Xếp thành hai lượt.

Cây chuối [118 – III] Hay câu đố về cây ngô:

Ví dụ 45

Ở xa trông tựa rừng già Tới gần lại hóa đàn bà địu con.

Cây ngô [455 – III]

Cây ngô trông như người đàn bà địu con vì bao giờ bắp ngô cũng được thân ngô mang bên cạnh mình, phần bắp lại nằm giữa lá ngô, nên nó giống hình ảnh người đàn bà địu con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình ảnh cái chày ở cối giã gạo mỗi khi giã xuống được ví như dáng vẻ của một ông tướng đang đứng vái lạy:

Ví dụ 46

Bốn quân tứ trụ ở bốn phương Một quan tướng ở giữa đứng bái.

Cối giã gạo bốn người [274 – V] Sừng và tai trâu lại có dáng của người ngồi mát, người đứng quạt:

Ví dụ 47

Hai ông ngồi mát, hai bà quạt đầu.

Sừng và tai trâu [219 – IV]

Cây nhang khoanh được ví như dáng vẻ của một thằng lùn đầu trên đầu đội thúng than:

Ví dụ 48

Thằng lùn mà đội thúng than Ai ai đến đó cũng van thằng lùn.

Cây nhang khoanh (hương vòng) [690 – V]

h) Mặc cho sự vật trang phục như con người

Có 79 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách gắn cho sự vật trang phục và cách vận trang phục như con người, chiếm 21,4 % tổng số câu đố sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Vỏ của củ khoai lang được người đố ví như chiếc áo lụa đỏ:

Ví dụ 49

Áo lụa đỏ sát người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dẫu mình xấu xí vẫn vui

Sánh cùng lúa gạo, bạn đời nông thôn.

Củ khoai lang [291 – III] Quả ớt lúc xanh và lúc chín được thay bằng màu sắc áo mặc:

Ví dụ 50

Anh lớn anh mặc áo đỏ

Em nhỏ em mặc áo xanh

Đến khi em lớn như anh

Một phần của tài liệu một số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người việt (Trang 35)