Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu một số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người việt (Trang 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.Tiểu kết chƣơng 2

Câu đố Việt sử dụng biện pháp tu từ dùng để chuyển trường chiếm một số lượng lớn. Trong đó, có thể thấy biện pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng với tần số lớn nhất, điều này cho thấy các tác giả dân gian khi sáng tác câu đố thường có sự liên tưởng đến chính bản thân con người, làm cho sự vật, hiện tượng đội lốt con người. So sánh cũng được sử dụng nhiều thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén của người đố trong việc nhìn nhận, đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Ngoài ra các biện pháp thực vật hóa, động vật hóa, tự nhiên hóa cũng được sử dụng một cách đa dạng. Những biện pháp tu từ này có tác dụng đánh lạc hướng suy nghĩ của người đoán, dụng học gọi là đánh lạc hướng chiếu vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ

Trong câu đố dân gian của người Việt, ngoài những câu đố sử dụng các biện pháp tu từ dùng để chuyển trường (nhân hóa, động vật hóa, thực vật hóa...), thì

câu đố dùng biện pháp chơi chữcũng chiếm một số lượng lớn, góp phần làm nên

sự độc đáo, thú vị cho câu đố Việt. Có thể hình dung kết quả thống kê các kiểu chơi chữ qua bảng 3.1.

3.1. Kết quả thống kê

3.1. Bảng thống kê số lượng câu đố sử dụng các cách chơi chữ

Các cách chơi chữ Số câu Tỉ lệ % so với tổng số 745 câu đố có dùng biện pháp chơi chữ

Bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết

440 59,06 %

Bằng phương tiện ngữ nghĩa 242 32,48 %

Bằng ngữ liệu ngoài văn bản 63 8,46 %

Tổng số 745 100,00 % 3.2. Miêu tả các thủ pháp chơi chữ trong câu đố

3.2.1. Chơi chữ bằng các phƣơng tiện ngữ âm và chữ viết

Trong các cách chơi chữ, chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết chiếm số lượng lớn nhất. Ở cách chơi chữ này gồm nhiều thủ pháp nhỏ như đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

âm, nói lái..., có thể hình dung số lượng câu đố sử dụng các thu pháp chơi chữ này thông qua bảng 3.2.

3.2. Bảng thống kê số lượng câu đố chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết

Chơi chữ bằng phƣơng tiện ngữ âm và chữ viết

Số câu Tỉ lệ % so với 440 câu đố chơi chữ bằng phƣơng tiện ngữ âm và chữ viết

Đồng âm 105 23,86 %

Nói lái 18 4,09 %

Cách đố chữ Hán 124 28,18 %

Cách đố chữ quốc ngữ 193 43,86 %

Tổng số 440 100 %

3.2.1.1. Chơi chữ theo cách đồng âm

Câu đố là một thể loại văn họa dân gian sử dụng hiện tượng đồng âm khá cao.

Khảo sát 3455 câu đố, chúng tôi thống kê được 105 câu đố có sử dụng hiện tượng đồng âm, chiếm 3,04 %.

Chơi chữ đồng âm trong câu đố là việc người đố đưa ra các hiện tượng đồng âm có sẵn trong tiếng Việt vào trong câu đố với dụng ý giấu kín vật đố và yêu cầu người đố phải huy động óc liên tưởng, suy luận, kết hợp với vốn ngôn ngữ phong phú của mình để tìm lời giải. Như vậy, người ra đố sử dụng hiện tượng

đồng âm trong câu đố như một ổ khóa, một cách kí mã, và người giải đố phải tìm

ra chiếc chìa khóa đồng âm đó mới có thể giải mã được câu đố. Và chiếc chìa khóa này nằm trong chính những âm tiết xuất hiện trong lời đố.

Theo Nguyễn Thiện Giáp, với tư cách là một trò chơi chữ, từ đồng âm được sử dụng trong câu đố rất phong phú và đa dạng. Từ đồng âm xuất hiện trong câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đố chủ yếu dưới hai dạng đồng âm là đồng âm chính danh giữa từ với từ và đồng âm giữa từ với hình vị/tiếng/âm tiết. Trong đó, dạng đồng âm thứ nhất được sử dụng nhiều hơn dạng thứ hai.

Câu đố xây dựng trên cơ sở đồng âm theo nhiều cách:

- Khi thì miêu tả sự vật có cùng tên gọi hoặc có những bộ phận cùng tên gọi với vật đem đố. Ví dụ 116 Hoa gì nuôi bé Từng tháng từng ngày Bé lớn bằng này Má hồng bụ sữa.

Hoa sữa [551 – III]

Câu đố có đáp án là hoa sữa – một loại hoa nở vào cuối thu đầu đông, mùi

thơm ngào ngạt. Ở đây người đố đã sử dụng sự đồng âm của sữa – danh từ chỉ

một loại thực vật với sữa – chất lỏng màu trắng đục do tuyến vú của người phụ

nữ hoặc động vật có vú tiết ra để nuôi con nhằm đánh lạc hướng người giải đố. Ví dụ 117

Trai thanh tân vui thú giang hà Sao anh trẻ mãi không già hả anh?

Con trai [325 – IV]

Đáp án của câu đố trên là con trai – một loại động vật thân mềm, vỏ cứng chia

làm hai mảnh, sống ở đáy nước. Người đố lợi dụng sự đồng âm của trai – danh

từ chỉ một loại động vật thân mềm với trai – danh từ chỉ người thuộc nam giới,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Khi thì nêu lên những cái khác nhau giữa vật đem ra đố với vật miêu tả cùng tên, hoặc giữa những vật đem ra đố khác nhau nhưng cùng tên:

Ví dụ 118

mái không trống lạ thay Có đít không ỉa, đố ai con gì?

Mái nhà [33 – V]

Ví dụ 119

mây mà không có mưa Có đầu có đít mà chưa có mình.

Quang mây [336 – V]

- Khi thì dựa vào khả năng gây sự hiểu lầm của những tên dùng để gọi vật đem ra đố với chính ngôn ngữ dùng để miêu tả vật đố, để xây dựng những hình tượng làm đề tài đoán thật hiểm hóc.

Ví dụ 120

Trùng trục như con chó thui

Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.

Con chó thui [150 – IV] Ví dụ 121

Trông ra chính thực con trâu Chín tai, chín mắt, chín đầu, chín đuôi.

Con trâu thui [218 – IV]

Cả hai câu đố trên, người giải phải suy nghĩa nát óc mà tìm ra con vật quái dị có đến những chín mắt, chín đầu, chín đuôi (kiểu như voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) vì người giải dễ lầm tưởng “chín” ở đây là số từ. Nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực chất chín ở đây là tính từ chỉ thức ăn đã được nấu nướng kĩ đến mức ăn được, và trong hai câu đố này thì con chó thui hay con trâu thui đều là những con vật đã được làm chín bằng cách dùng rơm thui lên.

- Nhiều tên riêng (tên người, tên đất) được dùng theo cách cùng âm: Ví dụ 122

Gia Cát đánh nhau với Đông Ngô, Đông Ngô thua, Đông Ngô bỏ chạy, Gia Cát dồn quân đánh lại trận sau

Rang ngô [317 – VI]

Tên người: Gia Cát, Đông Ngô được người đố dùng nhằm mượn các hình ảnh

“cát”, “ngô” để miêu tả hành động rang ngô.

Ví dụ 123

Cha ở La Mã, mẹ ở Hoa Lư Cụ đạo không phải cụ đạo Thầy tu không phải thầy tu Suốt đời không sinh dục.

Con la [182 – IV]

Người đố đã mượn hình vị la trong từ La Mã – một đế quốc cổ đại để đố về

con la – một loại động vật là con lai của lừa và ngựa, thường được nuôi để thồ hàng.

- Trong câu đố đồng âm, người đố không chỉ dựa vào hiện tượng đồng âm để ra lời đố mà bên cạnh đó còn đưa ra rất nhiều dữ kiện về vật đố để làm cho người giải đố dễ dàng tìm ra đáp án hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ví dụ 124

vải chẳng để may quần

Thịt trong suốt bọc lấy phần nhân sen, Khi bầy tu hú ngân lên

Má hồng rám lại quả thêm ngọt lành.

Quả vải [615 – III] Ví dụ 125

Có mào có cựa Tiếng tựa như kèn Mà nhắc đến tên Tai nghe như trống.

Gà trống [53 – IV]

- Trong câu đố còn có sự kết hợp đồng âm với đồng nghĩa, trái nghĩa: người ra đố dùng thủ pháp bắc cầu từ hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa đến hiện tượng đồng âm. Chẳng hạn như:

Ví dụ 126

Đem thân che nắng cho người

Chẳng thương thì chớ lại cười không khôn.

Cái giại [30 – V]

Ví dụ 127

Đem thân cho thế gian nhờ Vừa êm vừa ấm lại ngờ bất trung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là những câu đố đồng âm gián tiếp. Ở câu đố cái giại: không khôn đồng

nghĩa với dại. Dại giại có âm đọc giống nhau, nghĩa là chúng đồng âm, nhưng

nghĩa của chúng lại khác nhau. Dại khi là tính từ có nghĩa là thiếu khôn ngoan,

còn giại là danh từ chỉ đồ dùng hình tấm bằng tre nứa hoặc gỗ đặt ở hiên để che

nắng gió.

Tương tự như vậy, bất trung đồng nghĩa với phản bội. Phản trong phản bội

đồng âm với phản trong cái phản.

- Ngoài ra còn có hiện tượng đồng âm theo kiểu triết tự các tiếng ra khỏi một từ: Ví dụ 128

Làm quan tôi có biệt tài

Cho nên tôi có những hai tên liền Tưởng rằng chết được vùi sâu Ai ngờ con ép làm cầu rửa chân.

Quan tài [1248 – V] * Tiểu kết

- Hiện tượng đồng âm là một thủ pháp phổ biến trong câu đố Việt, là một cách chơi chữ ngữ âm với phương thức dùng âm thanh để “tạo ra một lượng nghĩa mới bất ngờ, thú vị”. Lượng nghĩa mới được tạo nên ở đây nhằm ngụy trang vật đố, khoác cho vật đố một bộ áo mới hết sức xa lạ, nhằm cố tình gài bẫy, đánh lừa người giải, làm cho câu đố thêm hóc hiểm, khó đoán giải.

- Hiện tượng đồng âm luôn gắn liền với trường nghĩa liên tưởng. Người đố biết vận dụng điều này để gài bẫy nhằm tạo ra sự nhầm lẫn nơi người giải. Đó là những trường hợp đồng âm với nhau về ngữ nghĩa theo hai dạng quan hệ: tuyến tính và trực tuyến tạo nên hai trường nghĩa dọc và ngang để người giải lựa chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và đáp đố. Hiện tượng đồng âm trong câu đố Việt là sự vận dụng linh hoạt tiềm năng ngữ âm của tiếng Việt để tạo nên phần tin mới, bất ngờ, khác loại với phần tin gốc, nhằm gây nhầm lẫn cho người giải giải. Người giải không tinh ý sẽ sập bẫy của người đố và suy luận từ vật được đem ra đố sẽ không suôn sẻ.

3.2.1.2. Nói lái

Trong câu đố Việt Nam, biện pháp chơi chữ này chiếm số lượng khá khiêm tốn: 18 câu đố, chiếm 4,09% trong tổng số các câu có sử dụng biện pháp chơi chữ. Trong 18 câu đố sử dụng biện pháp nói lái, mô hình chung của cách nói lái này được khái quát như sau (dựa trên công thức nói lái mà Nguyễn Hanh [22] đã gây dựng):

Nói lái gồm 2 vế: vế thuận và vế lái. Trong câu đố sử dụng biện pháp nói lái, từ “vế thuận” được nêu rõ trong câu đố, người giải phải tìm ra được lời giải của câu đố - đó chính là “vế lái”.

P1V1D1 + P2V2D2 --> P1V2D1 + P2V1D2 P1V1D1 + P2V2D2 --> P1V2D2 + P2V1D1

Vế thuận Vế lái

Trong đó:

- P1V1D1: kí hiệu lần lượt là phụ âm đầu, vần và dấu thanh của âm tiết đầu. - P2V2D2: kí hiệu lần lượt là phụ âm đầu, vần và dấu thanh của âm tiết thứ hai. - Vế thuận: từ nguyên, trước khi được nói lái

- Vế lái: từ biến đổi, sau khi được nói lái.

Đây là mô hình của cách nói lái triệt để, có 15 câu đố có sử dụng nói lái đều theo mô hình này. Nắm chắc được qui luật chuyển đổi vị trí của phụ âm đầu, vần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và thanh điệu của từng âm tiết trước và sau nói lái, người giải sẽ có cơ sở để tìm ra lời giải của mình.

Ví dụ 129

Đục rồi cất, cất rồi đục.

Cục đất [20 – I]

Ví dụ 130

Khi đi bằng cưa ngọn

Khi về bằng cữa ngợi

Con ngựa, cưỡi ngựa [197 – IV]

Ví dụ 131

Cú trong nhà cú ra cú hãi

Cái hũ [1041 – V]

Với tri thức về những mô hình nói lái, đục và cất, cưa ngọn, cữa ngợi sẽ nhanh chóng được quy về cách nói lái triệt để và dễ dàng suy luận đục cất chính là cục đất, cưa ngọncon ngựa, cữa ngợicưỡi ngựa, cú hãi cái hũ

Trong câu đố, để tránh trường hợp nói lái quá lộ liễu, quá dễ dàng cho người giải, người đố thường chèn thêm vào kết cấu của vế lái một vài từ ngữ khác để

đánh lạc hướng người giải bằng một hình thức cú pháp mới của vế lái: con còng

--> cong còn --> cái cong nó còn [255 IV], cột nhà --> cà nhột --> hễ cà thì nhột [10 V], cục đường bỏ giỏ --> cục chi đỏ bỏ trên giường [765V], ngón tay -- > ngáy ton --> ngáy ton ton [124 I]... với một nội dung ý nghĩa mới khiến người giải phải tinh ý mới phát hiện ra đằng sau những ý nghĩa mới mẻ ấy là cách nói lái quen thuộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoặc kiểu giấu đầu hở đuôi, đánh lừa người giải bằng cách đưa cả lời giải vào ngay trong câu đố để người giải chủ quan, cứ tưởng lời giải ở ngoài câu đố như thông thường, và đi tìm lời giải ở tận đâu:

Ví dụ 132

Bằng cái thùng khi nào cúng mới thấy Bằng cái thùng đưa ra cúng thầy

Cái thùng [1158 – V]

Tuy nhiên, có những trường hợp biện pháp nói lái được sử dụng rất khiên cưỡng:

Ví dụ 133

Miệng bà ký lớn bà ký banh.

Canh bí [761 – V]

Ví dụ 134

Tai ông cai dài, ông cai khoai.

Canh khoai [762 – V]

Trong hai trường hợp trên, người ra đố vẫn tuân thủ mô hình nói lái triệt để nhưng giữ lại phần âm đệm đầu vần theo phụ âm đầu chứ không tráo đổi theo vần như thông thường, điều đó sẽ khiến cho người giải khó khăn hơn trong việc giải đố theo cách giải mã thông thường, phải kết hợp tư duy và suy luận thêm mới có thể giải được.

Có những câu đố nói lái, ngoài sử dụng biện pháp nói lái còn kết hợp miêu tả đặc trưng, hình dáng, công dụng của vật đố theo cách trực tiếp:

Ví dụ 135

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tụng kinh rồi búng cánh bay lên

Bánh cúng [713 – V]

Ví dụ 136

Cái chi hình dáng tròn tròn

Cung tay đấm gẫy chẳng còn hình dung?

Cái đẫy gấm [1174 – V]

Tóm lại: Trong câu đố Việt Nam, bộ phận câu đố sử dụng biện pháp nói lái tuy số lượng ít nhưng đã đem lại sự thú vị, mới mẻ về cả nội dung lẫn hình thức.

3.2.1.3. Cách đố chữ Hán (theo cách chiết tự)

Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ mà còn là trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn – câu đố.

Ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình - âm - nghĩa. Và chiết tự trong những câu đố chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác.

Chiết tự trong chữ Hán không chỉ về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa:

+ Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ.

+ Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và

Một phần của tài liệu một số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người việt (Trang 75)