Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu một số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người việt (Trang 130 - 139)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.Tiểu kết chƣơng 3

Chơi chữ có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng câu đố. Các biện pháp chơi chữ được sử dụng rất đa dạng: chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết (đồng âm, nói lái, câu đố chữ quốc ngữ, câu đố chữ Hán), chơi chữ bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phương tiện ngữ nghĩa (đồng nghĩa, trái nghĩa, tạo nước đôi về nghĩa, tách nhập trường nghĩa), câu đố sử dụng ngữ liệu ngoài văn bản (câu đố dùng cách tá ý). Trong nhóm các biện pháp chơi chữ, thì chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa. Đi vào các biện pháp cụ thể, đồng âm và đồng nghĩa là hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất. Qua đó có thể thấy chơi chữ là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong xây dựng câu đố, chơi chữ góp phần làm nên màu sắc độc đáo, thú vị cho câu đố dân gian Việt Nam.

B/ KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu các biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người Việt, chúng tôi tổng kết lại những vấn đề sau:

1. Câu đố là một loại hình văn học dân gian phản ánh sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo. Phương pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này xuất phát từ những nét giống nhau giữa vật đố và vật được miêu tả trong lời đố.

2. Trong câu đố có hai đối tượng được đề cập: vật đốhình ảnh ẩn dụ của nó.

Tập hợp những vật đố hợp thành thế giới vật đố. Tập hợp những hình ảnh ẩn dụ

của vật đố tạo nên thế giới liên tưởng từ vật đố. Thế giới vật đố gồm đồ dùng lao động và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, những công việc và thao tác lao động, sinh hoạt, những sự vật và hiện tượng quen thuộc khác. Thế giới những vật thay thế cho vật đố là thế giới được “sáng tác” ra từ nguyên mẫu vật đố chủ yếu dựa vào liên tưởng, tưởng tượng. Đây là một thế giới vừa có vẻ ngoài kỳ dị, vừa thân quen, sống động và có hồn. Thế giới thứ nhất là phản ánh trực tiếp của hiện thực khách quan. Thế giới thứ hai là phản ánh của thế giới thứ nhất qua lăng kính liên tưởng, tưởng tượng của những người chơi trò đố - giảng.

3. Nguồn khoái cảm nghệ thuật chủ yếu tìm thấy trong câu đố là ở chỗ khéo vận dụng trí thông minh và những hiểu biết về thế giới khách quan mà khám phá ra cho được những sự vật, hiện tượng trình bày một cách nửa kín nửa hở. Những điều này có được là do người đố đã biết vận dụng một cách triệt để hầu hết những biện pháp tu từ có trong ngôn ngữ để tạo ra những câu đố với những hình ảnh được là hóa để đánh đố người giải.

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố rất phong phú, đa dạng và linh hoạt. Các biện pháp tu từ này được chia làm hai nhóm: nhóm các biện pháp tu từ có tác dụng chuyển trường trong câu đố (nhân hóa, động vật hóa, tự nhiên hóa và so sánh); nhóm các biện pháp chơi chữ (chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết, chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa, câu đố dùng cách tá ý). Tất cả các biện pháp nằm trong hai nhóm này đều được các nhà nghiên cứu câu đố gọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là những ẩn dụ đặc biệt - ẩn dụ không có qui ước và giới hạn hay phương pháp chuyển hoá tự do của câu.

Trong nhóm các cách thức chuyển trường, có thể thấy biện pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng với tần số lớn nhất, điều này cho thấy các tác giả dân gian khi sáng tác câu đố thường có sự liên tưởng đến chính bản thân con người, làm cho sự vật, hiện tượng đội lốt con người. So sánh cũng được sử dụng nhiều thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén của người đố trong việc nhìn nhận, đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia.

Trong nhóm các biện pháp chơi chữ, thì chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa. Đi vào các biện pháp cụ thể, chúng tôi nhận thấy, đồng âm và đồng nghĩa là hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều hơn cả.

Qua việc khảo sát, tìm hiểu các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố, có thể thấy việc sử dụng các biện pháp tu trong câu đố ngoài việc tạo hiệu quả nghệ thuật còn có chức năng thực tế là đánh lạc hướng suy nghĩ của người giải đố bằng sự vi phạm qui tắc chiếu vật đã khẳng định tính hấp dẫn, lôi cuốn của câu đố. Câu đố đưa người đọc, người nghe vào một mê cung, phải khó khăn lắm mới tìm ra lối ra. Và càng đi vào mê cung này thì người đọc càng cảm thấy thú vị. Sự đánh lừa có chủ ý của người đố là kết quả của quá trình sáng tạo câu đố. Nhưng ở đây người mắc lừa không hề tỏ ra tức giận mà ngược lại, họ cảm thấy hả hê sung sướng sau khi tìm ra lời giải đáp. Đây chính là nghịch lý mà chỉ trong câu đố mới có.

Xét cho cùng nghệ thuật đố chính là nguyên tắc mã hóa, là cách giấu tên đối tượng đố. Câu đố sử dụng các biện pháp tu từ để đánh lạc hướng người ta bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách chuyển từ sự vật này sang sự vật kia, làm cho sự vật so sánh vừa “giống” đối tượng được đố lại không quá “lộ”. Cái hay của câu đố chính là ranh giới giữa hai điều này. Chính vì thế, câu đố đòi hỏi một sự suy luận khách quan có căn cứ nên người giải phải biện minh cho căn cứ của mình. Quá trình tìm ra vật đố là quá trình vận động của tư duy lôgic kết hợp với tư duy hình tượng.

4. Câu đố là một trò chơi trí tuệ bằng ngôn từ, nó cung cấp cho con người vốn tri thức phong phú, đa dạng về thế giới khách quan. Có thể nói, câu đố gần như một bộ từ điển bách khoa về thế giới hữu hình (thế giới vật thể). Thế giới sự vật, hiện tượng trong câu đố là thế giới động, thế giới có hồn. Câu đố như một lăng kính mà khi đã đi qua lăng kính này, sự vật hiện tượng này đều mang màu sắc mới, sinh động nhưng cũng rất chân thực. Điều này cũng chứng tỏ chính trên cơ sở kinh nghiệm sống, kinh nghiệm quan sát thế giới khách quan mà trí thông minh, óc tưởng tượng của con người được nảy nở, phát triển mạnh mẽ.

Học câu đố cũng chính là một các học tiếng Việt, đặc biệt là với trẻ em. Khám phá thế giới qua câu đố là cách học dễ nắm bắt nhất. Câu đố giúp các em học cách quan sát, nâng cao nhận thức, phát triển tư duy. Không những vậy, câu đố còn giúp ích trong viêc học tiếng Việt của người nước ngoài. Câu đố giúp họ hiểu thêm về cách nhìn, cách nghĩ, cách tư duy của người Việt. Có thể khẳng định, câu đố là một phương tiện nhận thức vừa thỏa mãn được nhu cầu nhận thức, vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Hồng Anh (tuyển chọn), Câu đố Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H, 2005.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Lại Nguyên Ân, Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2003.

3. Nguyễn Trọng Báu, Đố tục giảng thanh và giai thoại ngữ nghĩa, Nxb Lao động, H, 1994.

4. Phan Văn Các, Từ điển Hán – Việt, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

5. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H,

1986.

6. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, H, 2003.

7. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, H, 2001.

8. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, H, 2003.

9. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, H, 1994.

10.Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên, Nxb Đồng Nai, 1998.

11.Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và

tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H, 2001.

12.Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, H, 1984.

13.Tô Thị Phương Dung, Tiền giả định trong câu đố của người Việt, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

14.Đỗ Thành Dương, Đồng âm trong câu đố Việt, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống,

số 1 + 2, H, 2006.

15.Đỗ Thành Dương, Đồng nghĩa trong câu đố Việt, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 4, H, 2006.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17.Phạm Văn Đang, Câu đố và văn chương bình dân, Nghiên cứu văn học, Sài Gòn, số 16, 1972.

18.Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2003.

19.Dương Kỳ Đức (chủ biên), Vũ Quang Hào, Từ điển trái nghĩa – đồng nghĩa

tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

20.Ninh Viết Giao, Câu đố Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 1996.

21.Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

22.Nguyễn Văn Hanh, Nói lái – một hiện tượng độc đáo trong tiếng Việt, Tạp chí

ngôn ngữ và đời sống, số 10, H, 2003.

23.Nguyễn Bích Hà, giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, H, 2010.

24.Nguyễn Thái Hoà, Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, H, 1998.

25.Nguyễn Thái Hoà, Phân tích phong cách học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1983.

26.Hồ Quốc Hùng, Câu đố và tư duy nghệ thuật, Kỷ yếu văn học và ngôn ngữ,

Khoa ngữ văn, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh xb, 1993.

27.Bùi Thị Thu Huyền, Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ

học, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2009.

28.Hoài Hương, Truyện Kiều và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, H, 2000.

29.Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân

gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, H, 1998.

30.Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31.Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

H, 2010.

32.Đinh Trọng Lạc, vấn đề xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ

và các biện pháp tu từ, Tạp chí ngôn ngữ số 4, 1992.

33.Trần Thị Lan, Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em,

Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1996.

34.Mã Giang Lân, Lê Chí Quế, Tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1997.

35.Nguyễn Thế Lịch, Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 7 +

9, H, 2001.

36.Triều Nguyên, “Các hình thức chơi chữ trong câu đố”, Thông báo văn hóa dân

gian 2002, Nxb Khoa học Xã hội, H, 2003.

37.Triều Nguyên, Câu đố người Việt về tự nhiên, Nxb Thuận Hóa, 2007.

38.Triều Nguyên, Câu đố người Việt về văn hóa, Nxb Thuận Hóa, 2007.

39. Triều Nguyên, Chất thơ dân gian trong phong cách Hồ Xuân Hương, Thông

báo văn hóa dân gian 2001, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, H, 2002.

40.Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy, Hợp tuyển thơ văn Việt

Nam, tập 1, Nxb Văn học, H, 1977.

41.Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2008.

42.Đỗ Quyên, Thử tìm hiểu tiền giả định bách khoa trong câu đố Việt, Tạp chí

Ngôn ngữ và đời sống, số 7, H, 2005.

43.Đặng Thị Quỳnh, Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt tiểu học,

Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2004.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45.Hồ Anh Thái (sưu tầm), Câu đố Việt Nam, Nxb Hải Phòng, 2004.

46.Nguyễn Đình Thông (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

47.Trần Mạnh Thường, Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, H, 1996.

48.Huỳnh Công Tín (sưu tầm, biên soạn), Từ điển phương ngữ Nam bộ, Nxb Khoa học Xã hội, H, 2007.

49.Nguyễn Đức Tồn, Bản chất của ẩn dụ,Tạp chí ngôn ngữ số 10 – 11, H, 2007.

50.Đỗ Bình Trị, “Những đặc điểm thi pháp của câu đố”, giáo trình Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb giáo dục, H, 1999.

51.Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2005.

52.Nguyễn Nguyên Trứ, Bài giảng phong cách học, Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2004 .

53.Nguyễn Văn Tu, Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H, 2001.

54.Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian, tập 1, Nxb Giáo dục, H, 1990.

55.Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H,

2001.

56.Yule G, Dụng học; Nhóm dịch: Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên (dịch từ

bản in 1997), Nxb Đại học Quốc gia, H, 2003.

57.Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đặng Ngọc Lệ, Phan Xuân Thành, Từ điển đối chiếu từ địa phương, Nxb Giáo dục, H, 2001.

58.Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H, 1996.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59.Nguyễn Xuân Kính, Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 3, câu đố, Nxb

Một phần của tài liệu một số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người việt (Trang 130 - 139)