Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp Quốc hội (Trang 84 - 89)

và pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Mọi hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải bám sát đường lối của Đảng, nhất là những quyết định về tổ chức bộ máy nhà nước, nhân sự cấp cao… Đảng lãnh đạo để Quốc hội thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, phát huy dân chủ và trí tuệ của đại biểu Quốc hội. Sự lãnh đạo của Đảng thông qua Đảng đoàn Quốc hội, thông qua các đảng viên là đại biểu Quốc hội là sự lãnh đạo trực tiếp trong hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; mọi quyết định của Quốc hội phải thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và sự thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, cần tránh quan điểm Đảng làm thay chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội; cần phải định rõ những vấn đề thuộc về quan điểm của Đảng, những vấn đề thuộc quyền quyết định của Quốc hội. Điều này đã được thể hiện trong định hướng của Nghị quyết Đại hội X của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó có nêu rõ Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước.

Thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia nhiều diễn đàn quốc tế đa phương, song phương và gần đây nhất là việc

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

German (Germany), Not Expanded by / Condensed by

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với rất nhiều ràng buộc mang tính quốc tế, điều đó đòi hỏi các quyết định của Quốc hội phải bảo đảm một mặt phù hợp với thực tiễn đất nước, mặt khác phải bảo đảm không trái với các cam kết mà chúng ta đã tham gia, đồng thời vẫn phải thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể trên cơ sở bảo đảm độc lập chủ quyền của quốc gia.

Ngày nay, việc xây dựng Đảng, trong đó có đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, diễn ra trong điều kiện khác hẳn trước đây. Ở trong nước, với đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình và quan niệm về chủ nghĩa xã hội đã có nhận thức mới. Bộ máy nhà nước được cải cách đổi mới theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân. Ở ngoài nước tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng và phức tạp. Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Nước ta đã mở rộng quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. Trong điều kiện đó, một mặt đòi hỏi Đảng kiên định, năng động, nhạy bén, có sức đề kháng cao trước những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, đòi hỏi Đảng đổi mới nhận thức; thay đổi phương thức lãnh đạo, nhất là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước một cách căn bản, khác với những gì đã trở thành thói quen trước đây. Đảmg phải vươn lên ngang tầm với một Đảng cầm quyền về trí tuệ, về tư tưởng, về phẩm chất năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn. Có như vậy mới có kỹ nghệ cầm quyền phù hợp và thích ứng của thời cuộc, phát huy được trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong việc ban hành các quyết định quan trọng của Nhà nước đề nghị xây dựng một quy trình ban hành các quyết định nhà nước theo hướng: Trước hết cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng dự thảo quyết định nhà nước công bố rộng rãi

chủ trương sẽ có một quyết định nhà nước về một vấn đề gì đó để tạo dư luận xã hội, đồng thời tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Sau đó tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương ra nghị quyết định hướng và giao Quốc hội xem xét quyết định cụ thể vấn đề đó.

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đi đôi với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo nên theo hướng tăng cường trách nhiệm của Đảng đoàn Quốc hội, của đảng viên là đại biểu Quốc hội trong việc thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng. Đồng thời, bố trí đủ cán bộ của Đảng, các cán bộ có kinh nghiệm vào các vị trí công tác để đảm nhiệm các lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả về tổ chức và hoạt động của Ủy ban tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới thì cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Tiếp tục kiê ̣n toàn về tổ chức, cơ cấu thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoa ̣t động xây dựng pháp luâ ̣t của Ủy ban tư pháp của Quốc hội .

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giám sát của Ủy ban tư pháp của Quốc hội .

- Về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. -Sửa đổi, bổ sung các quy định của luật , pháp lệnh, nghị quyết để bảo đảm hoạt động của Quốc hội , các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban tư pháp hiệu quả hơn.

- Tăng cườ ng sự lãnh đa ̣o của Đảng , phù hợp với Hiến pháp và pháp luâ ̣t, đáp ứng yêu cầu hội nhâ ̣p quốc tế .

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam , sự nghiê ̣p đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng . Đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra cũng như yêu cầu của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân , tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của Quốc hội Việt Nam không ngừng được đổi mới để góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; Ủy ban tư pháp của Quốc hội được thành lâ ̣p từ tháng 07 năm 2007 theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t sửa đổi, bổ sung một số điều của Luâ ̣t tổ chức Quốc hội .

Xuất phát từ thực tra ̣ng về tổ chức và hoa ̣t động của của Ủy ban tư pháp của Quốc hội trong nhiê ̣m kỳ của Quố c hội khóa XII (2007 - 2010) cho thấy, trong nhiê ̣m kỳ đầu tiên này Ủy ban tư pháp đã tích cực triển khai thực hiện nhiê ̣m vụ , quyền ha ̣n của mình trên cơ sở quy đi ̣nh của Hiến pháp và pháp luật với tinh thần chủ động , sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiê ̣m , từng bước đưa hoa ̣t động của Ủy ban tư pháp đi vào nền nếp , ngày càng có ch ất lươ ̣ng và hiê ̣u quả . Tuy nhiên, bên ca ̣nh những kết quả đã đa ̣t được trong hoa ̣t đô ̣ng của Ủy ban tư pháp trong nhiê ̣m kỳ qua , thì còn có một số hạn chế về tổ chức và hoa ̣t động của Ủy ban tư pháp . Vì vậy, trong thời gian t ới cần phải kiê ̣n t oàn lại cơ cấu tổ chức đồng thời tiếp tục đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động giám sát và các hoạt động khác của Ủy ban tư pháp để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp , xây dựng Nhà nước pháp q uyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân .

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật học, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm

của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học hiện nay để hướng tới xây dựng Ủy ban tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn, góp phần cùng các cơ quan của Quốc hội từng bước nâng cao hiệu lực , hiê ̣u quả hoa ̣t động của Quốc hội để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất , cơ quan đa ̣i biểu cao nhất của nhân dân . Tuy nhiên, do trình độ, thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để hoàn thiện công trình này.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp Quốc hội (Trang 84 - 89)