Về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hộ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp Quốc hội (Trang 81 - 84)

Đoàn đại biểu Quốc hội, các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiến nghị giám sát.

+ Có cơ chế chặt chẽ, rõ trách nhiệm trong việc đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các đề nghị, kết luận, kiến nghị của Ủy ban trong việc giải quyết đơn thư. Đối với việc giám sát các vụ án cụ thể thì cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Tư pháp và các cơ quan tư pháp để công tác giám sát đạt hiệu quả cao hơn .

3.2.4. Về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Quốc hội

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội , các cơ quan của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

- Tăng cường phối hợp giữa Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật, nhất là trong công tác thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh theo chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm việc thẩm tra khách quan, toàn diện, khoa học góp phần giúp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua các dự án luật, pháp lệnh có chất lượng.

- Đề nghị Quốc hội đổi mới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giám sát tại kỳ họp. Đối với các nội dung trình Quốc hội xem xét, giám sát thì cần phải có Nghị quyết riêng để có cơ sở theo dõi, đôn đốc và xem xét trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền chịu sự giám sát.

- Đề nghị Quốc hội hàng năm sau khi thảo luận Báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp, Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng cần ban hành Nghị quyết riêng về hoạt động của các cơ quan này nhằm có cơ sở đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong năm tiếp theo.

- Đẩy mạnh việc thực hiện thí điểm phương thức hoạt động điều trần tại Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, tiến tới hoàn thiện cơ sở pháp lý và quy trình, thủ tục để hoạt động điều trần tại các cơ quan của Quốc hội được thực hiện thường xuyên theo Kết luận số 422-KL/ĐĐQH12 ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Đảng đoàn Quốc hội.

- Đổi mới hoạt động giám sát thuộc lĩnh vực được phân công của các cơ quan của Quốc hội; trước mắt tập trung thực hiện những nội dung đổi mới đã được nêu trong Đề án giám sát của Đảng đoàn Quốc hội; coi trọng tính hiệu quả, thiết thực trong việc tổ chức đoàn giám sát, nhất là việc đưa ra các kiến nghị giám sát phải cụ thể, có căn cứ xác đáng và có tính khả thi cao, chủ động nghiên cứu đề xuất những nội dung cần sửa đổi của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.

- Tăng cường chất lượng tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ của Văn phòng Quốc hội và chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chuyên

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

môn sâu, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt để đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng cao.

- Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban.

3.2.5. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật , pháp lệnh , nghị quyết để bảo đảm hiê ̣u quả hoạt động của Quốc hội , các cơ quan của quyết để bảo đảm hiê ̣u quả hoạt động của Quốc hội , các cơ quan của Quốc hội

- Sửa đổi, bổ sung Luật hoạt động giám sát của Quốc hội , Nội quy kỳ họp, Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội , Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ làm căn cứ cho hoạt động của Quốc hội , các cơ quan của Quốc hội theo hướng quy định cụ thể hình thức , cách thức tiến hành giám sát ; giá trị pháp lý của các kết luận , kiến nghị của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội , Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; căn cứ, điều kiện và cơ chế xử lý đối với đối tượng chịu sự giám sát, cũng như cơ chế giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan giám sát sau khi kết thúc cuộc giám sát; quy định rõ đối tượng, trình tự, thủ tục tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội v.v...

- Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 làm cơ sở để sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân , Luật tổ chức Viê ̣n kiểm sát nhân dân , Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, ban hành Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và các quy định của pháp luật có liên quan về đổi mới mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp, theo đó lấy Tòa án làm trung tâm để xây dựng mô hình tổ chức Viện kiểm sát, cơ quan điều tra cho phù hợp với mô hình tổ chức của Tòa án; xác định rõ tên gọi của Tòa án nhân dân , Viê ̣n kiểm sát nhân dân các cấp; các chức danh tư pháp; vấn đề bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên; thẩm quyền xét xử của các cấp Tòa án; thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự và hình sự; sự

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

German (Germany)

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

German (Germany), Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,

German (Germany), Not Expanded by / Condensed by

tham gia của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử; cơ chế bảo hiến… phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và định hướng cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị .

- Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục, thời gian và phương thức tiến hành giám sát văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm của các cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu giám sát và việc xử lý hậu quả pháp lý đối với các kiến nghị giám sát văn bản.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp Quốc hội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)