Những yếu tố quyết định sự thành công

Một phần của tài liệu Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng (Trang 39 - 43)

7. Lập kế hoạch và thiết kế hoạt động lâm nghiệp cộng đồng

7.3 Những yếu tố quyết định sự thành công

Theo dõi và đánh giá

Các hoạt động theo dõi và đánh giá dự án rất cần thiết để ban quản lý dự án đánh giá được tiến độ của các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng. Trên hết, quá trình này tạo điều kiện cho ban quản lý một dự án thực hiện biện pháp cứu chữa cho những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi.

Việc theo dõi sẽ đánh giá các đầu ra của dự án và hiệu quả của những đầu ra đó theo các tiêu chuẩn đã đề ra. Việc theo dõi có thể rất rõ ràng: chẳng hạn như sự hoàn thành lịch trình công việc đề ra, việc xây dựng vườn ươm, sản xuất cây giống .v.v. có thể là biểu hiện cho hoạt động và chất lượng công việc. Các báo cáo thường kỳ về tiến độ hoàn thành những công việc này cần được thu thập, xử lý một cách hợp lý và chuyển đến cấp quản lý phù hợp.

Đánh giá là quá trình phân tích gắn hoạt động theo dõi với việc cải tiến quản lý và hoạt động dự án. Đánh giá tiến độ bao gồm việc liên tục phân tích và đánh giá các hoạt động và hiệu qủa của dự án. Do vậy, Quá trình này nên đi theo hướng giải quyết khó khăn. Nhằm đạt được hiệu quả, việc thiết kế dự án cần phải năng động để dự án có thể thích ứng được những nhu cầu luôn thay đổi trong quản lý và giải quyết những vấn đề mới phát sinh.

Một khía cạnh quan trọng khác của các hoạt động đánh giá là đánh giá bối cảnh của dự án - môi trường kinh tế- xã hội mà dự án hoạt động. Hiểu được bối cảnh của dự án là cần thiết để đảm bảo các mục tiêu của dự án phù hợp với các nhóm hưởng lợi và để thay đổi các mục tiêu hay phạm vi của chương trình nếu cần thiết.

Đánh giá các hiệu quả, tác động và tình hình chung của dự án thường dựa trên các tiêu chuẩn như sự năng động của quá trình sản xuất và tiêu dùng của mặt hàng gỗ, nhận thức về tình trạng khan hiếm gỗ và cách giải quyết tình trạng này, các dạng thái tổ chức xã hội trong trồng và quản lý cây, sự thương mại hoá sản phẩm gỗ cũng như giá cả của gỗ thương phẩm trên thị trường. Để thu được những thông tin như vậy thường đòi hỏi phải có những nghiên cứu và khảo sát thực địa được thiết kế cẩn thận để tránh thu thập quá mức thông tin hoặc thông tin luôn luôn phải tách biệt về giới.

Đánh giá cuối cùng, được tiến hành ở giai đoạn cuối cùng của dự án và đánh giá sau dự án, được thực hiện sau khi kết thúc dự án vài năm, nhằm đánh giá các mục tiêu và mục đích lâu dài mà dự án đạt được. Những đánh giá này nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm và định hướng cho các dự án và các hoạt động trong tương lai.

Mối quan hệ giữa quản lý dự án và những người chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá là hết sức quan trọng. Một nhóm theo dõi đánh giá tách biệt về mặt hành chính có thể độc lập tiến hành nhiệm vụ của mình. Đồng thời, vì mục đích chính của giám sát và đánh giá là trợ giúp cho việc quản lý dự án hiệu quả hơn, sự hợp tác chặt chẽ này ngày càng trở nên cần thiết hơn (FAO, 1985).

Do bản chất luôn sáng tạo của các dự án lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, một việc hết sức cần thiết là dòng thông tin liên tục và việc đánh giá thông tin phải trở thành một công cụ quản lý dự án không thể thiếu. Cần sử dụng hệ thống giám sát và đánh giá thích hợp có sự tham gia nhiều hơn của người dân địa phương, kể cả những người tham gia thực hiện.

Môi trường thể chế

Một môi trường thể chế thuận lợi ở nơi các chương trình lâm nghiệp cộng đồng được thực hiện rất quan trọng cho thành công của các chương trình đó. Để các chương trình này thành công, đòi hỏi phải có sự cảm thông từ người dân địa phương, cán bộ lâm nghiệp, các cán bộ khuyến nông - lâm và những đối tượng khác tham gia vào quá trình thực thi, cũng như là các nhà tài trợ.

Có nhiều loại hình cơ quan và tổ chức khác nhau:

− Các cơ quan, tổ chức ở cấp nhà nước, tỉnh, huyện và cấp xã;

− Các tổ chức địa phương bao gồm các hợp tác xã, ban quản lý thôn bản, nhóm bảo vệ rừng, các nhóm sở thích;

− Các tổ chức làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và buôn bán lâm sản chẳng hạn như các lâm trường quốc doanh;

− Các tổ chức tài trợ và các tổ chức phi chính phủ.

Vai trò của các đơn vị kiểm lâm

Hạt kiểm lâm là các đơn vị có trách nhiệm thực thi các chương trình lâm nghiệp, nhưng trước đây hạt kiểm lâm thường có ít quan hệ đối với người dân địa phương. Việc đưa các hạt kiểm lâm vào quản lý lâm nghiệp cộng đồng, nông lâm nghiệp, khuyến nông và các chương trình nâng cao thu nhập còn khá mới mẻ và đòi hỏi phải thay đổi những vai trò mà trước các đơn vị này đảm nhiệm. Sự thay đổi cần có này thể hiện ở chỗ trọng tâm chuyển từ các chức năng quản lý sang chức năng hỗ trợ.

Quan niệm của người nông dân đối với tổ chức tham gia trong quá trình thực thi của dự án là một vấn đề hết sức quan trọng để có thể cộng tác được. Đôi khi, người dân có quan điểm tiêu cực về vai trò của hạt kiểm lâm và sự căng thẳng giữa người dân địa phương và các cán bộ kiểm lâm vẫn còn tồn tại.

Trách nhiệm giới thiệu lâm nghiệp cộng đồng phải là trách nhiệm chung của một số tổ chức nhà nước. Đặc biệt, hạt kiểm lâm ở cấp huyện cần hợp tác với các trạm khuyến nông-khuyến nông - lâm. Tham gia vào lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá là cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động lâm nghiệp cộng đồng.

Các tổ chức địa phương và các tổ chức phi chính phủ quốc tế

Sự gia tăng nhận thức về vai trò thiết yếu của thể chế trong phát triển nông thôn khiến chúng ta thấy được rằng được rằng các cơ quan, tổ chức tại địa phương chính là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không có sự tham gia của các tổ chức, cơ quan ở địa phương thì việc thực hiện phát triển nông thôn khó có thể có hiệu quả. Các tổ chức này có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi các chương trình lâm nghiệp cộng đồng. Họ vừa khuyến khích người dân địa phương trong quá trình thực hiện đồng thời cũng có thể là một cầu nối giữa người dân địa phương và các cơ quan lâm nghiệp. Các tổ chức phi chính phủ còn là một kênh thông tin quan trọng đảm bảo sự kết nối theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các cơ quan tổ chức lâm nghiệp và có thể giúp cho việc thể chế hoá lâm nghiệp cộng đồng.

Các tổ chức phi chính phủ có nhiều kỹ năng, mục tiêu và chiến lược tổ chức khác nhau. Họ nổi tiếng về khả năng làm việc trực tiếp với các cộng đồng nhỏ người nghèo để có thể linh hoạt, thích nghi với tình hình địa phương và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện có. Nhiều cơ quan lâm nghiệp không thể làm được những việc đó. Như vậy, một chương trình, chẳng hạn như những chương trình trồng cây nhỏ, có thể sẽ thành công hơn khi các cơ quan lâm nghiệp hỗ trợ kỹ thuật còn các tổ chức phi chính phủ thực hiện hoạt động với người dân,

Chính sách hỗ trợ

Môi trường chính sách thuận lợi là điều kiện tiên quyết để phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Chính sách lâm nghiệp của Việt Nam đã mở ra những cơ hội mới cho lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, việc mở rộng các cơ hội cũng đòi hỏi phải có sự sửa đổi các quy chế chính sách của tỉnh cũng như của chính phủ, dựa trên những kinh nghiệm thành công thu được từ thực địa.

Kinh nghiệm của SFDP cho thấy sự thay đổi trong chính sách có thể mở rộng cơ hội cho lâm nghiệp cộng đồng theo các cách sau:

− việc cung cấp các quyền sử dụng đất đối với đất rừng cho cộng đồng (thôn bản hay nhóm hộ) sẽ chính thức thừa nhận lâm nghiệp cộng đồng là một phương án quản lý trong lâm nghiệp.

− việc trao quyền dài hạn đối với tài nguyên rừng sẽ khiến người dân cam kết mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động lâm nghiệp và đảm bảo rằng người dân có thể thu được những lợi ích lâu dài từ các hoạt động đó;

− việc cho phép sử dụng và buôn bán lâm sản sẽ tạo nên các nguồn thu nhập, tăng lợi nhuận ngắn hạn từ rừng cho người dân địa phương;

− việc củng cố các đơn vị hỗ trợ quản lý riêng biệt trong quản lý rừng của địa phương tạo điều kiện để tách nhiệm vụ thực thi luật pháp ra khỏi nhiệm vụ quản lý và ngược lại.

đồng có nghiã là chính quyền trung ương phải phi tập trung hoá quyền kiểm soát nhiều hơn trong việc quản lý các nguồn rừng. Quá trình này là cả một chặng đường dài nhưng nó cũng giống như là nhận được hỗ trợ của ít nhất là hai nhóm: một bên là chính quyền và người dân địa phương còn một bên là các nhà tài trợ nước ngoài.

Cam kết đối với lâm nghiệp cộng đồng

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cam kết đối với lâm nghiệp cộng đồng của tất cả các tổ chức liên quan có tính quyết định đến thành công của hoạt động lâm nghiệp cộng đồng. Như đã đề cập ở phần trên, việc giới thiệu quản lý lâm nghiệp cộng đồng là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều thay đổi trong chính sách, thể chế, thái độ cũng như cách làm việc.

Chỉ khi chúng ta thấy rằng người dân địa phương không phải là một mối hiểm hoạ đối với tài nguyên rừng mà có khả năng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vì quyền lợi của chính họ cũng như hoà hợp với các lợi ích quốc gia thì lúc đó chúng ta mới thu được những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hợp tác với cộng đồng địa phương.

Những kinh nghiệm mà Dự án Phát triển Xã hội Sông Đà thu được là :- với cơ hội và các khuyến khích thích hợp kết hợp với các quy chế rõ ràng, cộng đồng địa phương có thể quản lý được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phân bổ công việc cũng như lợi nhuận một cách hiệu quả. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng là một trong các thành phần của phát triển nông thôn. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng chỉ thành công khi nó được hợp nhất trong một hướng đi toàn diện với sự tham gia của cả lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)