Tiếp cận bằng cách sử dụng: PRA và RRA

Một phần của tài liệu Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng (Trang 29 - 33)

6. Làm việc với người dân địa phương

6.2 Tiếp cận bằng cách sử dụng: PRA và RRA

Phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn là một phương pháp khoa học xã hội trong đó một nhóm công tác đa ngành tiến hành thu thập thông tin và số liệu về cuộc sống và các nguồn lực nông thôn thông qua các phương pháp phi chuẩn mực, đơn giản và tận dụng sự hiểu biết của người dân địa phương. Các cấp tham gia rất đa dạng. Thu thập, phân tích và thẩm định số liệu được tiến hành trong một thời gian ngắn. Tổ công tác có thể gồm các nhà khoa học, các cố vấn, cán bộ dự án, cán bộ của thôn bản, quan chức chính phủ và những người khác nữa. Những nhóm nhỏ gồm hai hoặc ba người điều tra sẽ được hình thành, thành phần của các nhóm có thể thay đổi hàng ngày để đảm bảo có thể có những ý kiến và quan điểm khác nhau.

Hộp công cụ làm việc của tổ bao gồm: việc phân tích về các nguồn lực hiện có, quan sát trực tiếp, xem xét thực địa trực tiếp, phỏng vấn, bản đồ, lịch, biểu đồ.v.v. Việc điều tra chỉ tập trung vào những khía cạnh có liên quan và các thông tin thu thập cần được kiểm tra chéo. RRA là phương pháp điều tra tốn ít chi phí và rất hữu ích cho việc xác định bước đi ban đầu ở vùng dự án, cho những nghiên cứu khả thi, điều tra về những chuyên đề đặc biệt và cho theo dõi - đánh giá các dự án. Đối với các dự án phát triển nông thôn hay lâm nghiệp cộng đồng vốn đòi hỏi các phương pháp có sự tham gia của người dân thì phương pháp này không hữu dụng lắm. Trong những dự án như vậy, các phương pháp có người dân tham gia có thể là sự nối tiếp của RRA.

Phương pháp RRA đã được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý các nguồn tài nguyên, giáo dục, y tế, thị trường địa phương... Trường Đại học Chiềng Mai - Thái Lan đã sử dụng thành công phương pháp này trong điều tra sử dụng đất, còn được gọi là "phân tích hệ thống sinh thái nông nghiệp". Bruce đã biên soạn một tài liệu về đánh giá nhanh hưởng dụng cây và đất (1989).

Đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) Định nghĩa

Thuật ngữ Đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) mô tả sự phát triển của một loạt các cách tiếp cận và các phương pháp tạo điều kiện cho người dân địa phương chia xẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về cuộc sống và các điều kiện sống để lập kế hoạch và thực hiện. PRA bắt nguồn và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nghiên cứu có người dân tham gia, phân tích hệ thống nông nghiệp sinh thái, nhân chủng học ứng dụng, nghiên cứu thực địa trên hệ thống trang trại và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn. Trong RRA, thông tin do những người ngoài suy luận và sao chép; còn trong PRA, người nông dân tham gia nhiều hơn vào việc chia sẻ và sở hữu thông tin. Hành vi và thái độ của cán bộ tới giúp đỡ là rất quan trọng, phải thoải mái chứ không vội vàng, biết bày tỏ sự tôn trọng, "biết trao gậy cho người dân" và biết tự phê phán. Các kiểu điều tra, chia sẻ và phân tích thường là có kết thúc để ngỏ, sử dụng hình ảnh, thực hiện theo nhóm và có đối chiếu.

Khác với các phương pháp áp dụng khác, PRA được sử dụng trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (bảo tồn đất, nước; lâm nghiệp, thuỷ sản, cuộc sống hoang dã, kế hoạch thôn bản.v.v.), nông nghiệp, các chương trình về an toàn lương thực, sức khoẻ và nghèo đói. Thông qua PRA, việc chia xẻ thông tin của người dân địa phương rất hiệu quả và đáng tin cậy. Nếu cần mở rộng cần chú ý đến việc bảo đảm chất lượng và sự thay đổi tổ chức. Những nguồn tiềm năng bao gồm nghiên cứu sở hữu hệ thống trang trại của nông dân, những thay thế cho điều tra, sự mở rộng của dân bản, và hỗ trợ cho cơ chế phân quyền, sự đa dạng của địa phương và giao quyền cho người nghèo.

Trong khuôn khổ của khoá học "giới thiệu cho lâm nghiệp cộng đồng" này, chúng tôi chỉ đưa ra một đoạn ngắn để giới thiệu về PRA. Những khoá học riêng biệt là cần thiết để các phương pháp và công cụ sử dụng trong PRA trở nên gần gũi hơn. Tuy nhiên, PRA là một cách tiếp cận quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong lâm nghiệp cộng đồng. Trong phần tiếp theo, một số nguyên lý và ý tưởng của PRA sẽ được diễn giải cụ thể:

Nguyên lý của PRA:

Hầu hết các nguyên lý đều được xây dựng từ thử nghiệm trên thực tiễn để tìm ra nguyên tắc nào có thể sử dụng được. Một số nguyên lý cũng giống như RRA. Chamber 1992,1994 liệt kê

một số nguyên lý chính như sau:

Luôn học hỏi, học một cách trực tiếp từ người dân nông thôn, ngay trên thực địa, học hỏi những kiến thức vật lý, kỹ thuật và xã hội về địa phương.

Học tập nhanh và tiến bộ, ham khám phá, sử dụng linh hoạt các phương pháp, nắm lấy cơ

hội, ứng khẩu, lặp lại, và kiểm tra chéo một cách linh hoạt, không phải theo một chương trình định sẵn mà luôn thích ứng trong quá trình học hỏi.

Vượt qua thành kiến, đặc biệt những thành kiến phát triển nông thôn, bằng cách thư thả mà

không vội vàng, nghe chứ không thuyết trình, hỏi cho đến cùng chứ không bỏ sang chủ đề khác, đơn giản chứ không quan trọng hoá, tìm ra những người nghèo hơn và phụ nữ, hiểu những quan tâm và ưu tiên của hộ..

Chuyên môn hoá, liên quan đến chi phí của việc tìm hiểu thông tin một cách chính xác, hữu

ích với sự cân bằng giữa số lượng, sự xác đáng, sự chính xác và bỏ ra thời gian ít nhất, bao gồm nguyên tắc "biết cách lờ đi một cách tối ưu nhất" - nghĩa là biết nên làm việc gì và nên bỏ qua việc gì và nguyên tắc "sự mơ hồ thích hợp nhất"- nghĩa là không tìm hiểu vượt mức cần thiết.

Phép đạc tam giác, nghĩa là sử dụng một loạt các phương pháp, các loại thông tin, các cách

điều tra, các chuyên ngành khác nhau để kiểm tra chéo.

Tìm kiếm đa dạng, có nghĩa là tìm kiếm sự đa dạng chứ không phải các đối tượng trung bình,

khai thác tối đa sự đa dạng và phong phú của thông tin. Điều này bao hàm cả thử mẫu không mang tính thống kê, nguyên tắc này vượt lên trên cả kiểm tra chéo và đạc tam giác mà cố tìm kiếm, nhận biết và điều tra các trường hợp có sự mâu thuẫn, bất thường hay sự khác biệt.

Tạo điều kiện cho dân làm: tạo điều kiện thuận lợi để người dân nông thôn tự điều tra, phân

tích, giới thiệu và học hỏi, từ đó họ có thể sản xuất và sở hữu đầu ra, và còn để cả học hỏi nữa. Điều này có nghĩ là "sự trao gậy chỉ huy". Thường là cán bộ mở màn, sau đó không tham dự, phỏng vấn hay ngắt lời nữa.

Nhận thức trách nhiệm và tự phê bình: có nghĩa là người hỗ trợ phải thường xuyên xem xét

lại cách cư xử của mình và cố gắng để ngày càng tốt hơn. Cần phải hiểu rằng, mỗi khi mắc lỗi là ta lại có cơ hội để để có thể học hỏi tốt hơn, cần phải tự xem xét mọi lúc và cần có ý kiến của riêng cá nhân chứ không nên bám theo hẳn một tài liệu hoặc đi theo một nguyên tắc cứng nhắc.

Chia xẻ: thông tin, và ý kiến giữ nông dân với nhau, giữa nông dân và người hỗ trợ, và giữa

những người hỗ trợ khác nhau, và cùng chia xẻ trong tập huấn về kinh nghiệm cũng như các kinh nghiệm đời thường giưã các tổ chức khác nhau.

Thay đổi hành vi và thái độ

Từ chặt chẽđến cởi mở. Khác điều tra định sẵn từ trước như kiểu phỏng vấn theo mẫu câu hỏi

điều tra, gía trị của phương pháp PRA là ở chỗ thăm dò và bằng cách đó có thể tìm ra những khám phá bất ngờ. Người trong cuộc không chỉ tự do thể hiện kiến thức và kinh nghiệm của mình, như ở trong một cuộc phỏng vấn không chính thức, mà với các phương pháp cơ bản của PRA họ còn được khuyến khích và tạo điều kiện.

Từ cá nhân đến tập thể. Các cuộc điều tra thông thường đòi hỏi phỏng vấn cá nhân hoặc hộ

gia đình. Trong RRA cũng chú trọng đến các cá nhân được phỏng vấn. Phương pháp PRA, có nhiều hoạt động tập thể hơn do vậy mà có thể sẽ nảy sinh sự khác biệt về văn hoá, xã hội...

Tập thể cũng có những bất lợi phổ biến, chẳng hạn có thể bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân. Nhưng mặt tích cực của PRA là khi đã tạo được không khí tốt thì sẽ có nhiều thế mạnh. Khác với các quan niệm thông thường, các vấn đề nhạy cảm có thể bàn luận thoải mái hơn ở tập thể trong khi cá nhân thường không muốn thổ lộ với một người lạ.Tập thể có thể tạo nên được nhiệt tình và sáng tạo đồng đội, đặc biệt là khi bản đồ hoặc làm mô hình, tạo ra sự đóng góp, chia xẻ và kiểm tra một cách vô tư. Các thành viên sẽ bổ xung những chỗ mà người khác chưa hoàn thành hoặc sửa chữa các chi tiết. Tập thể thường có một phạm vi kiến thức rộng hơn, tạo điều kiện kiểm tra chéo.

Từ lời nói đến hình ảnh. Khác với cách giao tiếp thông thường giữa người trong nhóm và người ngoài nhóm chủ yếu giao tiếp thông qua lời nói, phương pháp PRA lại dùng phương tiện trực quan, thông qua các hình thức lập sơ đồ có sự tham gia của người dân. Với phương pháp này, các mối quan hệ đã được thay đổi. Chủ đề có thể do cán bộ xác định hoặc gợi ý, nhưng vai trò của cán bộ không phải là khai thác thông tin bằng các câu hỏi mà khởi xướng một quá trình trình bày và phân tích. Cán bộ là những người hỗ trợ còn dân bản chính là những người thực hiện. Dân bản thường cung cấp các phương tiện và vật liệu như: nền đất, đá, cát, hạt giống để tính, que và các dụng cụ đo lường đơn giản. Dân bản ít biết về cán bộ. Khi nhiều người tham gia, thông tin được bổ xung và trao đổi. Mọi người đều có thể hiểu được các vấn đề được đề cập. Phương pháp trực quan tạo điều kiện cho những người yếu kém, những người thiệt thòi và mù chữ cũng có thể tham gia.

Từđo đếm đến so sánh. Đào tạo chuyên môn thông thường là để đo lường một cách tuyệt đối.

Mặc dầu vậy, thường đối với các mục đích thực tế thì chỉ cần những giá trị tương đối. So sánh thực hiện được không cần đo đếm có những lợi thế riêng. Đó là trong một thời gian ngắn có thể suy đoán được nhiều thông tin, và đánh giá được những giá trị mà nếu không mất nhiều công thì không thể tiếp cận được. Cũng có thể dùng hình ảnh để so sánh và nhiều người có thể cùng tham gia. Bởi vậy mà phương pháp so sánh có thể nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn và đáng tin cậy hơn so với phương pháp tính toán.

Từ dè dặt đến chia xẻ, từ buồn chán đến vui thích. Thông thường thì ban đầu người dân

thường dè dặt đối với cán bộ và rất thận trọng khi trả lời với hy vọng có thể thu được lợi ích nào đó hoặc tránh được những tổn thất. Phương pháp RRA và đặc biệt là phương pháp PRA nhấn mạnh đến quá trình để đạt đến sự hoà hợp. Khi thái độ và cử chỉ của cán bộ đúng mực và phương pháp tham gia được sử dụng thì mối quan hệ tốt đẹp sẽ nhanh chóng được hình thành. Điều đó đạt được không phải bằng sự hấp tấp mà thông qua việc bày tỏ sự tôn trọng, thông qua cách giải thích bạn là ai, cách trả lời câu hỏi, sự trung thực, sự quan tâm, ham hiểu biết và xin được tìm hiểu về các công việc của thôn bản. Để được như vậy đòi hỏi các cán bộ thực hiện PRA phải thay đổi cách cư xử của mình. Các thái độ sai khi làm việc trên thực địa là: áp đặt, thuyết giáo, ngắt lời và can thiệp, nắm quyền chỉ huy, thay vì biết lắng nghe người dân, tìm hiểu mối quan tâm và những ưu tiên của họ, biết thoải mái và không áp đặt, năng động nhưng thích nghi và biết "trao gậy cho người dân".

Từ khai thác đến trợ giúp và từ việc cán bộ khai thác thông tin tới tạo quyền cho người dân địa phương. Các cách điều tra truyền thống thường để khai thác, mục đích của các cách điều

tra này là nhằm thu thập đủ số liệu sau đó đem phân tích và viết báo cáo tách rời khỏi thực địa. Ngay cả với những phương pháp có sự tham gia của người dân, như phương pháp quan sát có sự tham gia của người dân, động cơ thường là từ phía nhà nghiên cứu. Trái lại, mục tiêu của phương pháp PRA ít thiên về thu thập số liệu hơn mà tập trung vào khởi xướng và tạo điều kiện cho một quy trình. Cán bộ ít đóng vai trò là người khai thác thông tin mà là "chất xúc tác" để thúc đẩy quá trình thực hiện. Mục tiêu của quá trình là để người dân địa phương thể hiện, chia xẻ, phân tích và nâng cao kiến thức. Sản phẩm của quá trình là sự nâng cao kiến thức của người dân địa phương và khả năng của họ trong việc đưa ra các yêu cầu và duy trì hành động. Phương pháp PRA thực hiện tốt sẽ tạo quyền cho người dân địa phương.

Các phương pháp phân tích tình huống: Bản đồ tài nguyên và xã hội. Biểu đồ thời vụLịch 24 giờ trong ngày Các đường thời gian Lát cắt điển hình Các phương pháp để xác định và phân tích vấn đề Phỏng vấn theo sơđồĐộng não

Phân loại và cho điểm theo ma trận.

Biểu đồ liên hệBiểu đồ Venn Các phương pháp lập kế hoạch • Dự kiến tương lai Thảo luận các giải pháp thay thếMa trận kế hoạch dự án

Ưu nhược điểm

PRA là một phương pháp thực tế. Nó không dựa trên quan diểm riêng của một ngành nào. Có thể thấy nhiều minh chứng cho thấy nếu PRA được thực hiện tốt có thể đem lại lợi ích như thế nào. Khi phương pháp được tiến hành đúng cách, với sự không khí hoà hợp tốt đẹp, các phương pháp và cách tiếp cận này chứng tỏ rất hữu hiệu và có thể áp dụng trên diện rộng, tạo điều kiện cho người dân tự phân tích và lập kế hoạch để đi tới hành động, và cung cấp cho cán bộ những hiểu biết sâu sắc về nội bộ. Khả năng đóng góp của cộng đồng địa phương cho sự phát triển của chính mình được phát huy.

Đánh giá có sự tham gia của người dân không nhanh chóng mà cũng chẳng dễ dàng. Các quá trình phát triển có sự tham gia của người dân thường chậm và gặp nhiều khó khăn. Phương pháp PRA có vẻ dễ dàng và đơn giản nhưng để áp dụng thành công được phương pháp này đòi hỏi phải có rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là trong việc phân tích, giao tiếp, hỗ trợ và đàm phán xung đột. Ngoài ra còn những vấn đề khác như thay đổi trong hệ thống tổ chức, quản lý và khen thưởng; hành vi của cán bộ, các chuẩn mực đạo đức và vấn đề trách nhiệm cũng cần được lưu ý.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)