Giao tiếp với nông dân

Một phần của tài liệu Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng (Trang 27 - 29)

6. Làm việc với người dân địa phương

6.1Giao tiếp với nông dân

Nếu muốn người dân tham gia một cách có hiệu quả vào các hoạt động thì việc giới thiệu lâm nghiệp cộng đồng không chỉ đòi hỏi kiến thức kỹ thuật. Điều tối cần thiết để đạt được thành công là sự công tác tốt đẹp và tin tưởng lẫn nhau giữa người dân và và cán bộ (nhân viên kiểm lâm, khuyến nông, ..v.v..- gọi chung là cán bộ) và người nông dân cũng hết sức quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự giao tiếp giữa các cán bộ và những người nông dân. Trong những phần sau đây, tôi xin đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao khả năng giao tiếp với nông dân.

Mối quan hệ giữa cán bộ và nông dân

Khi nói chuyện với cán bộ, người nông dân luôn cảm thấy bối rối. Cán bộ thường dùng những từ khác biệt hoặc những từ rất chuyên ngành không phổ biến đối với người dân. Thường là giữa cán bộ và nông dân có sự khác biệt về dân tộc cũng như về ngôn ngữ. Còn có những khác biệt khác nữa như cách giáo dục, cách ăn mặc, v..v.. Tất cả những sự khác biệt đó làm cho người nông dân cảm thấy không tự tin khi nói chuyện. Và kết quả là, nông dân không dám nói ra những suy nghĩ thực sự của mình khi trò chuyện với cán bộ.

Nông dân thường có các thái độ sau:

♦ Sự mong đợi: Cán bộ thường được coi như những người mang lại tri thức, kỹ thuật hay vốn - những thứ hết sức hữu dụng cho người dân. Sự mong đợi này có thể khích lệ người dân song cũng có thể tạo nên sự thiếu hiểu biết lẫn nhau nếu sự mong đợi của người dân là quá lớn so với khả năng của cán bộ.

♥ Nghi ngờ: người nông dân thường nghi ngờ ý định của cán bộ. Tại sao

họ lại đến làng của chúng ta? Họ thực sự muốn giúp chúng ta hay họ định điều khiển chúng ta? Họ muốn tìm hiểu cái gì? Đây là trường hợp có thể xảy ra nếu trong quá khứ đã

có những sự bất đồng.

♠ Sự vì nể: nông dân có thể coi cán bộ là người nhà nước thì có vị trí xã hội cao hơn hoặc có học thức hơn. Trong những trường hợp như vậy, nông dân cố gắng tìm hiểu xem các chuyên gia đang nghĩ gì để làm theo.

↔ Sự nhã nhặn: nông dân rất ngại làm thất vọng chuyên gia. Họ thường nói

rằng họ thực sự thích sự đổi mới, rằng người dân bản rất muốn tham gia, và rằng các công nghệ rất phù hợp, rất thành công,vv...

Nhiệm vụ của cán bộ:

Cán bộ chưa đạt được mục tiêu của mình nếu người dân mới chỉ thể hiện sự đồng tình với một hoạt động nào đó mà chỉ đạt được mục tiêu khi hoạt động đó thực sự đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nông dân. Do đó, cán bộ cần khuyến khích người nông dân bày tỏ thẳng thắn các quan điểm của mình. Điều cần thiết là phải làm rõ những gì người dân có thể mong đợi từ trước một cách trung thực để giảm sự nghi ngờ. Cũng có nghĩa là không áp đặt quan điểm của cán bộ cho người nông dân. Điều này chỉ có thể đạt được trong một quá trình xây dựng quan hệ công việc tốt đẹp với nông dân. Một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau chắc chắn không thể xuất hiện được ngay trong cuộc họp bản đầu tiên.

Bí quyết để có được mối quan hệ làm việc tốt đẹp với người nông dân:

• Cả cán bộ và nông dân đều là những chuyên gia với những kiến thức và kinh nghiệm riêng của mình.

• Hai bên cần tôn trọng kiến thức của nhau

• Cán bộ cần tôn trọng các sống và phương thức sản xuất nông lâm nghiệp của người nông dân.

• Nông dân cần hiểu rõ về những cải cách trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp và do đó có quyền được hỏi, được giải thích để có thể hiểu rõ hơn các hoạt động đang thực hiện.

• Các cán bộ cần tha thiết học hỏi những kinh nghiệm thực tế từ nông dân, do vậy, họ cần vừa dạy vừa học.

• Người nông dân có trách nhiệm thực hiện các hoạt động và có quyền đưa ra các quyết định trong quá trình thực thi chi tiết.

Kỹ năng giao tiếp trong khi nói chuyện với nông dân

Kỹ năng nghe:

− nghe nông dân nói với thái độ tôn trọng;

− bày tỏ thái độ quan tâm tới những gì mà người dân nói;

− không nên ngắt lời hoặc phản đối trong khi người nông dân nói;

− không nên đưa ra những lời khuyên trong khi nông dân đang trình bày quan điểm của họ.

Ngôn ngữ cử chỉ:

− bằng ngôn ngữ cử chỉ của bạn để bày tỏ thái độ tôn trọng và tin tưởng;

− chú ý tới các chuẩn mực văn hoá;

− cố gắng thu hẹp khoảng cách với người nông dân. Câu hỏi thăm dò:

− kết hợp nghe với những câu hỏi định hướng bình luận cho người nông dân; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− để kiểm tra xem đã hiểu quan điểm của nông dân chưa;

− để nối tiếp những gì nông dân nói, ví dụ "Anh có thể nói rõ về vấn đề này hơn được không?"

− để nối tiếp những từ chính mà nông dân đang dùng, ví dụ khi nông dân nói "Làm việc đó khó lắm"- thì hỏi lại "Khó ở điểm nào ?"

Những câu hỏi mở:

- để khuyến khích người nông dân tự do trình bày ý kiến và quan điểm của mình, chẳng hạn:

- "Anh có thể cho ví dụ được không?" - "Đâu là những lý do chính?"

- "Anh có thể giải thích để tôi hiểu rõ hơn được không?" - "Anh có ý kiến gì thêm về vấn đề này không?"

- "Anh có thể mô tả điều này được không?" - không nên dùng các câu hỏi áp đặt, chẳng hạn:

- "Gỗ tếch là loại gỗ thích hợp nhất để trồng ở đây đúng không?"

- "Mật độ cây ở đây là rất thấp, chúng ta cần khoanh nuôi tái sinh có bổ sung đúng không?'

- "Chúng ta cần cải thiện tình trạng bảo vệ chống cháy rừng đúng không?"

Những câu hỏi cân bằng:

− để cán bộ có thể giữ được sự trung lập trước những lời bình luận dù tích cực hay tiêu cực,

− để các cuộc thảo luận sôi nổi hơn, làm người dân yên tâm rằng không có "câu trả lời nào là đúng" hoàn toàn:

− " Một số nông dân nói rằng họ kiểm tra việc bảo vệ rừng hàng tuần, số khác lại nói rằng họ kiểm tra hàng tháng. Anh có ý kiến gì về việc này?"

− "Tôi nghe thấy rất nhiều ý kiến về khoạnh nuôi tái sinh tự nhiên, một số người nói rằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên tốt hơn là trồng rừng, số khác lại nói rằng họ thích trồng rừng hơn. Thế còn ý kiến của anh như thế nào?"

Một phần của tài liệu Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng (Trang 27 - 29)