- Tổng lượng mòn của thành trên và thành dưới trong các khuôn đã loạ
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Phân tích kết quả của quá trình làm thực nghiệm
4.1. Phân tích kết quả của quá trình làm thực nghiệm
Từ bảng số liệu đo được từ quá trình mòn khuôn ta lập được các đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng mòn khuôn và thời gian, quan hệ giữa lượng mòn của các khuôn với nhau như sau
70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ đồ thị biểu diễn lượng mòn của 2 chi tiết khuôn ta có nhận xét sau: * Cả 2 khuôn đều có lượng mòn trong khoảng thời gian đầu lớn hơn so với những khoảng thời gian còn lại, các khoảng thời gian sau đó thì lượng mòn của cả 2 khuôn đều mòn với tốc độ ổn định (gần như là tuyến tính). Điều này cũng có thể giúp ta dự đoán khoảng thời gian khuôn còn có thể làm việc được (tuổi thọ của khuôn). Do thời gian trong quá trình làm thực nghiệm còn ngắn nên chưa đủ thời gian kiểm chứng để xác định chính xác khả năng chống mài mòn của khuôn mới thông qua thời gian sử dụng của khuôn. Nhưng qua các đồ thị mòn có thể thấy rằng lượng mòn của các khoảng thời gian sau gần như bằng nhau (mòn ổn định - lượng mòn gần như tuyến tính). Với lượng mòn lớn nhất trong dây chuyền số 2 (1.96 mm/40 ca sản xuất) để kích thước lòng khuôn tăng từ 62x100 lên 65x103 thì cũng phải mất khoảng thời gian từ 60 - 70 ca sản xuất tương đương với khoảng thời gian hơn hai tháng. So với khuôn cũ thì tuổi thọ của khuôn mới tăng lên rất nhiều lần (khuôn cũ trong các cơ sở sản xuất có tuổi thọ dao động từ 10 – 20 ca sản suất hoặc có thể thấp hơn tuy lượng mòn chưa hết song do khuôn mòn không đều làm ảnh hưởng tới hình dáng và kích thước sản phẩm gạch). Và đây là điều thành công lớn nhất của đề tài này.
* Dễ dàng nhận thấy khuôn số 2 (của CTCP VLXD Sài Sơn) là khuôn có lượng mòn lớn nhất trong khi cả 2 khuôn đều có cùng một chế độ gia công và công suất cũng như sản lượng của 2 dây chuyền là tương đương nhau. Vậy tại sao khuôn số 2 lại mòn nhiều hơn? Để lý giải điều này ta phải xem xét lại toàn bộ các điều kiện sản xuất của 2 dây chuyền trong đó đặc biệt chú ý đến thành phần nguyên liệu làm gạch bởi vì nguyên liệu của dây chuyền khuôn số 2 có thêm thành phần xỉ than cốc mà hai dây chuyền 1 không có. Như đã phân tích ở chương II đây là thành phần nguyên liệu gây ra lượng mòn lớn nhất trong số các thành phần của nguyên liệu làm gạch. Vậy ta có thể kết luận : khuôn số 2 lắp tại dây chuyền sản xuất gạch block của công ty CP VLXD Sài
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơn bị mòn nhanh hơn các khuôn khác cùng loại bởi vì dây chuyền này có sử dụng thêm thành phần xỉ than cốc vào trong hỗn hợp nguyên liệu làm gạch.