Định tuyến ràng buộc (Constrain – based Routing)

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 27 - 28)

Định tuyến ràng buộc là một phương tiện để thực hiện xử lý tự động hóa kỹ thuật lưu lượng, khắc phục được hạn chế của định tuyến theo đích (destination- based routing). Nó xác định các tuyến không chỉ dựa trên topo mạng mà còn sử dụng các metric đặc thù khác như băng thông, độ chễ, hay cost...

Giải thuật chọn đường có khả năng tối ưu hóa theo một hay nhiều metric này, thông thường người ta chọn metric dựa trên số lượng hop và băng thông. Để đường được chọn có số lượng ngắn nhất và đảm bảo băng thông khả dụng trên suốt các chặng liên kết, quyết định như sau: chọn đường ngắn nhất trong tất cả các đường đảm bảo băng thông khả dụng thỏa mãn yêu cầu.

Để minh họa cho định tuyến ràng buộc, ta xét cấu trúc mạng “con cá” kinh điển như hình vẽ 2.1. Giả sử định tuyến ràng buộc sử dụng metric là số hop và băng thông khả dụng. Lưu lượng 600 Kbps được định tuyến trước tiên, sau đó là lưu lượng 500 Kbps và 200 Kbps. Cả ba lưu lượng này đều hướng tới cùng một LER ra. Băng thông khả dụng trên các chặng đều bằng 1 Mbps.

Vì lưu lượng 600 Kbps được định tuyến trước nên nó đi theo đường ngắn nhất là R8-R2-R3-R4-R5. Lúc này tuyến đường này bị chiếm 60% băng thông.

Sau đó băng thông tuyến đường trên không đủ cho 500 Kbps nên lưu lượng 500 Kbps phải đi theo tuyến đường mới qua R6-R7 mặc dù nhiều hơn một hop.

Hình 2.1 : Cấu trúc mạng hình con cá.

Lưu lượng 200 Kbps được truyền đi trên tuyến đường ngắn nhất do băng thông khả dụng của tuyến đường này 400 Kbps.

Định tuyến ràng buộc có hai kiểu online và offline. Kiểu online cho phép các router tính đường cho các LSP bất cứ lúc nào. Trong kiểu offline thì một server tính đường cho các LSP theo định kỳ (thường là vài giờ, hoặc vài ngày). Các đường LSP được báo hiệu thiết lập theo các con đường đã được chọn.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)