Cơ chế “Make-before-break”

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 43 - 45)

Make-before-break (thiết lập trước khi hủy) là một cơ chế RSVP-TE cho phép thay đổi một số đặc tính của đường hầm (như là băng thông và đường đi) mà không làm mất dữ liệu và không cần đặt trùng lặp băng thông (double-booking bandwidth).

Hình 2.15 : Sơ đồ ví dụ cho Make-before-break.

Băng thông được chỉ định trước khi bất kỳ băng thông nào được dành riêng từ mạng. Nếu router A truyền tín hiệu yêu cầu 35Mb đến mạng, nó sẽ đi trên đường path là A-B-F. Khi đó băng thông còn lại có sẵn trên router A-B là 10Mb, trên B-F là 65Mb. Điều gì sẽ xảy ra khi router A muốn tăng kích thước băng thông dành

riêng của nó lên 80Mb (tăng thêm 45Mb). Lúc này đường đi A-B-F không thể đáp ứng được nữa. Bắt buộc băng thông này phải đi đường dưới qua router C và D, lúc này thì băng thông sẵn có là 100Mb. Trong một khoảng thời gian ngắn, router A dành riêng băng thông qua cả hai đường và vì thế dành riêng tổng cộng là 115Mb (35Mb của tuyến trên và 80Mb của tuyến dưới). Tuy nhiên sự dành riêng 35Mb sớm được giải phóng sau khi dành riêng 80Mb được tạo ra.

Nguyên tắc của “make-before-break” là làm cho đường hầm không giải phóng sự dành riêng cũ đến khi có sự dành riêng mới thay thế. Điều này giúp làm giảm tối thiểu việc mất dữ liệu.

• Kiểu dành riêng chia sẻ tường minh (Share Explicit Reservation Style). Tương tự như trên, router A cố gắng dành riêng 80Mb qua path A-C-D-B-F nhưng không thể. Vì hiện giờ băng thông sẵn có trên B-F chỉ còn 65Mb. Router A có thể cắt bỏ dành riêng trên đường A-B-F rồi sau đó xây dựng dành riêng trên đường A-C-D-B-F. Nhưng không nên làm như vậy, có cách tốt hơn để khắc phục hiện tượng này. RSVP có một khả năng được gọi là chia sẻ tường minh (SE). SE là một kiểu dành riêng cho phép một LSP đang tồn tại chia sẻ băng thông với chính nó để tránh xảy ra đặt trùng (double booking).

Hoạt động SE gồm hai phần:

- Yêu cầu kiểu dành riêng SE từ mạng.

- Xác định sự dành riêng yêu cầu trùng với sự dành riêng đang tồn tại để chia sẻ băng thông.

Đầu đường hầm có yêu cầu dành riêng kiểu SE sử dụng một cờ (flag) trong đối tượng Session-Attribute.

Mọi sự dành riêng RSVP được xác định duy nhất bằng một bộ năm (Sender Address, LSP ID, Endpoint Address, Tunnel ID và Extended Tunnel ID). Nếu hai thông điệp Path có chứa 5 yêu cầu này trùng nhau thì chúng quan tâm tới cùng một sự dành riêng. Địa chỉ bên gửi Sender Address là RID (Router ID) của đầu đường hầm. Địa chỉ kết thúc Endpoint Address là RID của cuối đường hầm. Extended Tunnel ID là 0 hoặc địa chỉ IP trên bộ định tuyến, nó được dùng trong vấn đề bảo mật. Tunnel ID là chỉ số giao tiếp đường hầm tại đầu đường hầm. LSP IP như là bộ đếm, mỗi lần đường hầm thay đổi băng thông yêu cầu hay đổi đường đi, LSP IP tăng lên 1.

Nguyên tắc dành riêng SE cho MPLS TE là nếu hai sự dành riêng có các phần nằm trong bộ năm kể trên giống nhau, chỉ khác LSP ID (khác LSP) nhưng chúng vẫn được chia sẻ băng thông. Theo cách này thì RESV 1 và RESV 2 được phép cùng tồn tại đến khi RESV 1 bị xóa khỏi mạng. Sau khi RESV 2 được chia sẻ băng thông với RESV 1, thì RESV 1 sẽ không có gắng sử dụng băng thông cùng thời điểm với RESV 2 nữa.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)