Mô hình Simple-Static

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 70 - 73)

Ý tưởng này là giống với cơ chế Simple-Dynamic, nhưng với đường khôi phục đã được tính toán trước khi xảy ra lỗi.

Một điều cần lưu ý trong cả hai mô hình trên (Simple và Shortest ) là trong cả hai mô hình LER lối vào đều không hề nhận đuợc tín hiệu FIS, do đó nó không thể biết được có sự cố trong mạng và vẫn gửi dữ liệu như bình thường, tức phiên hoạt động của LSP bị sự cố vẫn được duy trì.

3.7 TỔNG KẾT.

Kỹ thuật lưu lượng là một trong những vần đề quan trọng trong mạng IP. Trong bối cảnh mạng Internet ngày càng phát triển, đây là một vấn đề luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. Đã có rất nhiều giải pháp công nghệ được nâng cấp, phát triển nhằm tối ưu hóa khả năng sử dụng mạng. Cho đến nay, công nghệ MPLS chuyển mạch nhãn đa giao thức đã thể hiện được sự vượt trội của mình so với các công nghệ chuyển mạch truyền thống khác như ATM. Ở chương trên, chúng ta đã tìm

hiểu được một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật lưu lượng, như các khái niệm, khả năng và các giao thức, cơ chế thực hiện kỹ thuật lưu lượng của MPLS. Bài toán cơ bản của MPLS-TE là làm sao ánh xạ đồ hình nghiệm suy (induced graph) lên trên topology mạng một cách hiệu quả. MPLS cũng cung cấp các cơ chế bảo vệ và khôi phục lưu lượng ở miền MPLS một cách tin cậy.

TỔNG KẾT.

Công nghệ viễn thông ngày nay đã trở thành ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất. Nhu cầu của con người càng lớn đòi hỏi các công nghệ cần phải cải tiến để đáp ứng nhu cầu đó. Kỹ thuật MPLS hứa hẹn mang đến nhiều tiện ích nhờ vào khả năng truyền tích hợp nhiều loại gói dịch vụ vào trong một kênh truyền IP. Đặc biệt là kỹ thuật lưu lượng thì MPLS là một giải pháp lý tưởng, với nhiều tính vượt trội hơn so với kỹ thuật lưu lượng dựa trên IP truyền thống, hay ATM.

Trong chuyên đề tốt nghiệp này đã tìm hiểu các khái niệm của MPLS, các giao thức và chế độ báo hiệu cơ bản trong MPLS. Trong đó vấn đề được trọng tâm nghiên cứu là ứng dụng công nghệ MPLS cho kỹ thuật lưu lượng mạng IP nhằm tối ưu hóa tài nguyên mạng. Bài toán cơ bản là ánh xạ đồ hình nghiệm suy lên topo mạng đã được đưa ra phân tích và tìm hiểu. Bên cạnh đó thì các cơ chế khôi phục và bảo vệ cũng được giới thiệu.

Chuyên đề tốt nghiệp này đã trình bầy các kiến thức cơ bản về công nghệ MPLS. Từ đó ta hình dung được một phần nào đó về hướng giải quyết của kỹ thuật lưu lượng, một vấn đề không bao giờ có thể giải quyết trọn vẹn mà chỉ có thể làm tối ưu nó đến mức có thể.

Công việc nghiên cứu về kĩ thuật lưu lượng vẫn đang được các tổ chức tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Việc hoàn thiện tối ưu một phương pháp điều khiển lưu lượng nào đó có vai trò quan trọng đối với các nhà cung cấp mạng cũng như người sử dụng.

Trong quá trình tìm hiểu và học hỏi đề hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trên, tôi đã nắm bắt được nhiều kiến thức bổ ích về mô hình mạng nói chung và công nghệ MPLS nói riêng. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề tốt nghiệp trên vẫn còn nhiều thiếu sót, và không tránh khỏi sai sót đáng tiếc. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới thầy cô trong khoa Viễn Thông đại học Thăng Long, đăc biệt thầy Hoàng Trọng Minh - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1] Eric Osborne, Ajay Simha, “Traffic Engineering with MPLS”, Cisso press, 2002.

[2] ThS.Hoàng Minh, ThS.Hoàng Trọng Minh, “Giáo trình kỹ thuật chuyển mạch”,Đại học Thăng Long, 11.2008.

[3] Nguyễn Tài Hưng, “Giáo trình cấu trúc MPLS ”, Cisco System, 2000.

[4] Phùng Văn Vận, Đỗ Mạnh Quyết, Nguyễn Tất Đắc “Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS ”, nhà sản xuất bưu điện Hà Nội, năm 2003.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 70 - 73)