Thực tiễn thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 60 - 65)

3- Cơ quan Công an

2.2.2. Thực tiễn thi hành hình phạt tử hình

Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, thời gian người bị kết án bị giam để chờ thi hành án thông thường là 1 năm, có nhiều người bị giam để chờ thi hành án đến 5 năm hoặc hơn như Nguyễn Thi Hiệp, Việt kiều Canađa, bị kết án tử hình phải bị giam đến 5 năm mới được thi hành án. Hiện nay, vẫn còn 213 người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án. Nguyên nhân của tình hình này có có nhiều, nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, số lượng người bị kết án tử hình ở nước ta có xu hướng gia

tăng (theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, số người bị Tòa án sơ thẩm xử phạt tử hình trong mười năm từ 1993 - 2002 như sau: 1993: 95 người, 1994: 89 người, 1995: 115 người, 1996: 117 người, 1997:162 người, 1998: 200 người, 1999: 202 người, 2000: 208 người, 201: 159 người, 2002: 140 người).

Thứ hai, ba Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao phải đi xét xử

thiện hồ sơ vụ án, bản án để gửi về Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy, sau khi xét xử phúc thẩm, nhanh nhất sau một tháng, Tòa án nhân dân tối cao mới nhận được hồ sợ vụ án. Trong thời gian đó, còn phải chờ nhận đơn xin ân giảm hoặc đơn xin khiếu nại của người bị kết án.

Thứ ba, phần lớn người bị kết án cùng với việc gửi đơn xin ân giảm

lên Chủ tịch nước, còn làm đơn gửi Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đối với những trường hợp này, trước khi trình Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải nghiên cứu, giải quyết khiếu nại, trả lời đơn của người bị kết án trước khi ra quyết định kháng nghị hay quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, mà đây lại là những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu.

Thứ tư, một nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc chậm trễ thi hành

án tử hình là do các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử còn có sai sót trong việc xác định căn cước của người bị kết án. Trong những trường hợp này, phải tiến hành xác minh lại căn cước của người bị kết án. Do công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở nhiều địa phương còn nhiều bất cập, cho nên nhiều vụ án phải xác minh rất nhiều lần, kết quả xác minh lại khác nhau, thậm chí kết quả xác minh ở chính quyền địa phương lại khác kết quả xác minh của Cơ quan Cảnh sát điều tra tại địa phương đó.

Theo số liệu của Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, từ năm 1993 đến hết năm 2002, Công an các địa phương đã thi hành hình phạt tử hình đối với 907 người bị kết án, cụ thể xem bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số người bị thi hành hình phạt tử hình từ năm 1993 - 2002

Năm Số người bị thi hành hình phạt tử hình

1993 42

1995 115 1996 77 1996 77 1997 79 1998 111 1999 111 2000 77 2001 152 2002 55

Biểu đồ so sánh số người bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt án tử hình và số người bị thi hành hình phạt tử hình từ năm 1993 đến năm 2002

Số người bị thi hành hình phạt tử hình;

Số người bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tử hình.

Kết quả phân tích số liệu thống kê về tình hình thi hành hình phạt tử hình ở các địa phương trong toàn quốc cho thấy, số người bị kết án tử hình được thi hành chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An,

200 150 150 100 50 Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 0

Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh. Vụ án Vũ Xuân Trường có số lượng người bị kết án tử hình được thi hành ở Hà Nội đông nhất từ trước đến nay là 7 người, trong đó có 6 nam, 1 nữ.

Về pháp trường: hiện nay, trong số 64 địa phương trong cả nước, mới có 07 địa phương có pháp trường cố định, 18 địa phương do thi hành hình phạt tử hình nhiều mà tự hình thành pháp trường, số địa phương còn lại chưa có pháp trường, mỗi lần thi hành hình phạt tử hình phải đi liên hệ, nhờ pháp trường.

Bảy địa phương có pháp trường cố định là: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Nam, Lai Châu, Kon Tum, Lạng Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu, có những thuận lợi cơ bản, đó là: bảo đảm mức độ an toàn cao cho việc thi hành hình phạt tử hình; pháp trường thường ở gần trại tạm giam, cho nên rất thuận tiện cho việc áp giải người bị kết án từ trại tạm giam đến pháp trường và không mất thời gian tìm pháp trường, tạo ra pháp trường; bảo đảm được bí mật cho toàn bộ quá trình thi hành án, giảm tác động tiêu cực đến tâm lý của những người thi hành án, nhất là số đội viên Đội vũ trang thi hành hình phạt tử hình; các pháp trường này có khu vực chôn cất xác người đã bị thi hành án, nên không gây ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với nhân dân địa phương.

18 địa phương do thi hành hình phạt tử hình nhiều mà tự hình thành pháp trường, đó là: Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Đà Nẵng, Bắc Cạn, Ninh Bình, Hải Phòng, Đồng Nai, Cà Mau, Đắc Lắc, Bắc Giang, Sơn La, Phú Thọ, Quảng Bình và Gia Lai. Các địa phương này dựa vào điều kiện địa lý tự nhiên, thuận lợi cho việc thi hành hình phạt tử hình như đồi núi, cồn cát cao, đê cao... chọn nơi cho việc thi hành hình phạt tử hình; nhân dân thấy những nơi này hay tổ chức thi hành hình phạt tử hình, nên cũng không tăng gia sản xuất hoặc sử dụng vào mục đích khác. Những địa phương này có một số khó khăn cho việc thi hành hình phạt tử hình như sau: từ trại giam đến pháp trường phải đi xa, nên việc đi lại

gặp khó khăn, phải mất nhiều lực lượng tham gia vào việc áp giải người bị kết án; nhân dân đến xem thi hành hình phạt tử hình, nên có ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với những người thi hành án; nơi chôn cất xác người bị thi hành án có địa phương ở gần, có địa phương ở xa nơi thi hành án, nên gây khó khăn cho việc chôn cất người bị kết án; chi phí cho việc thi hành hình phạt tử hình cao hơn so với pháp trường cố định.

Những địa phương còn lại, khi cần tổ chức thi hành hình phạt tử hình, phải đi liên hệ tìm pháp trường. Có nơi người dân không cho làm pháp trường, vì sợ ảnh hưởng tới việc sản xuất, có nơi chính quyền địa phương tìm lý do từ chối và yêu cầu người bị kết án ở đâu hoặc gây án ở đâu thì đem đến đó mà thi hành hình phạt tử hình. Vì vậy, lực lượng đi liên hệ tìm pháp trường phải mất rất nhiều thời gian đặt vấn đề nhiều lần với chính quyền, nhân dân địa phương, mới được địa phương đồng ý (Quảng Bình).

Ở một số địa phương, pháp trường thường xa trại giam, có vụ thi hành hình phạt tử hình ở địa điểm xa trên một trăm km, đường sá chất lượng kém, nên phải đi từ đêm hôm trước hoặc đi từ rất sớm cho kịp giờ thi hành án; có nơi xe ôtô không vào được vị trí thi hành án, nơi chôn cất người bị kết án lại xa nơi thi hành án. Đây là nguyên nhân dẫn đến phải tăng cường lực lượng áp giải, nhưng mức độ bảo đảm an toàn cho việc thi hành án thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia.

Có địa phương điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc thi hành hình phạt tử hình, phải thuê ruộng của dân đang canh tác để đắp ụ chắn đạn, sau khi thi hành án xong, phải san lấp trả (Hưng Yên); có địa phương tổ chức thi hành hình phạt tử hình tại sân vận động của huyện, cũng phải đào sân, đắp ụ chắn đạn, thi hành án tử hình xong, lại phải lấp trả lại mặt sân vận động, gây tốn kém về kinh phí (Long An).

Theo quy định tại Chỉ thị số 138-KC1 ngày 13- 2-1974 của Bộ Công an, thân nhân người bị kết án không được xin xác đem về chôn, nhưng không đề cập đến việc sau đó có thân nhân cải táng, đem đi nơi chôn ở nơi khác hay không và cũng không đề cập về trách nhiệm quản lý pháp trường của các cơ quan chức năng và địa phương nơi có pháp trường. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những "đường dây" làm dịch vụ trộm xác người bị kết án với giá cắt cổ tại pháp trường Long Bình, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 86 ngày 23-8-2004, đã đưa tin: "Sau khi tử hình Năm Cam, Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh, Châu Phát Lai Em, dư luận đã xôn xao: để lấy được xác đem về an táng, thân nhân đã tốn trên hai trăm triệu đồng cho "trùm" quật xác" [2, tr. 4]. Qua điều tra của cơ quan chức năng, thì trong vụ án Năm Cam, xác của Năm Cam, Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh, Châu Phát Lai Em đã không còn ở khu vực pháp trường, chỉ còn lại xác của Nguyễn Việt Hưng, vì gia đình ở ngoài Bắc; tương tự như vậy, xác của Phạm Huy Phước, Lê Hữu Cảnh, Trần Quang Vinh trong vụ án Tamexcô, xác của Tăng Minh Phụng, Phạm Nhật Hồng trong vụ án Tăng Minh Phụng, cũng không còn ở khu vực pháp trường.

Về việc hoãn thi hành hình phạt tử hình, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình từ năm 1993 cho đến nay cho thấy, chỉ có hai trường hợp, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành, vì người bị kết án khai ra những người đồng phạm như vụ Siêng Phênh bị kết án tử hình về tội mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy từ Lào vào Việt Nam, đã khai ra đường dây buôn bán ma túy do Vũ Xuân Trường cầm đầu; vụ Nguyễn Khánh Lộc, bị kết án tử hình về tội mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy ở Nghệ An đề nghị hoãn thi hành án để khai ra một số người đồng phạm khác.

Một phần của tài liệu Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)