1. 2M ục tiêu của đề t ài
4.2.5.2 Mức tăng trưởng về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2
Bảng 4.12 Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2
Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột
có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Bảng 4.13 Tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2
Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột
có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Sau 10 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (0,14 cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tương tư, sau 20 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá cao nhất là 0,09 cm/ngày ở nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Ở giai đoạn này, tăng trưởng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức 3‰, 5‰, 7‰, 9‰ chậm và có xu hướng giảm dần khi độ mặn tăng dần. Sau 30 ngày nuôi, tăng trưởng tuyệt đối của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn cao nhất (0.19 cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá ở các nghiệm 3‰, 5‰, 7‰, 9‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Sau 10 ngày nuôi, tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá cao nhất là ở nghiệm thức đối chứng (0,91 %/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Sang giai đoạn 20 ngày nuôi cá vẫn tăng trưởng tương tự 10 ngày đầu, nghiệm thức đối chứng cá tăng trưởng cao nhất (1.07 %/ngày). Sang thời gian tiếp theo (21-30 ngày nuôi), tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn nhanh nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Trong khi đó,
Tăng trưởng tuyệt đối
Nghiệm thức
Sau 10 ngày nuôi Sau 20 ngày nuôi Sau 30 ngày nuôi
Đối chứng 0,14 ± 0,02b 0,09 ± 0,02c 0,19 ± 0,02b 3‰ 0,09 ± 0,04ab 0,06 ± 0,04b 0,09 ± 0,04a 5‰ 0,10 ± 0,02ab 0,03 ± 0,02ab 0,10 ± 0,02a 7‰ 0,07 ± 0,04a 0,01 ± 0,01a 0,11 ± 0,01a 9‰ 0,03 ± 0,02a 0,02 ± 0,03ab 0,11 ± 0,03a
Tăng trưởng đặc biệt
Nghiệm thức
Sau 10 ngày nuôi Sau 20 ngày nuôi Sau 30 ngày nuôi
Đối chứng 1,91 ± 0,29b 1,07 ± 0,29c 2,00 ± 0,45b 3‰ 1,33 ± 0,58ab 0,75 ± 0,58b 1,14 ± 0,58a 5‰ 1,44 ± 0,29ab 0,35 ± 0,29ab 1,27 ± 0,29a 7‰ 0,99 ± 0,58a 0,11 ± 0,58a 1,40 ± 0,58a 9‰ 1,20 ± 0,24ab 0,28 ± 0,24ab 1,36 ± 0,24a
tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá giữa các nghiệm thức 3‰, 5‰, 7‰, 9‰ thì tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy độ mặn có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá. Khi độ mặn tăng lên dẫn đến sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài cơ thể. Nước bên trong cơ thể có xu hướng thải ra bên ngoài môi trường và muối từ bên ngoài môi trường khuếch tán vào trong cơ thể cá. Nước trong cơ thể mất đi, lượng muối tăng lên làm cho áp suất thẩm thấu của môi trường trong thay đổi lớn, dẫn đến sự rối loạn chức năng sinh lý của các tế bào trong cơ thể. Khi độ mặn môi trường giảm thấp thì quá trình áp suất thẩm thấu ngược lại. Để duy trì sự sống cá cần tiêu hao một lượng năng lượng lớn để điều hòa áp suất thẩm thấu. (Dương Tuấn, 1981). Do quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu tốn nhiều năng lượng, nên năng lượng tích lũy cho cá sinh trưởng giảm. Trong khi đó, cá được nuôi trong môi trường nước ngọt thì không cần tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu nên năng lượng tích lũy nhiều, cá tăng trưởng nhanh.
Cũng cho kết quả tương tự, Britz and Hecht (1989) nghiên cứu về tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê phi (Clarias gariepinus) ở các độ mặn 0‰, 2,5‰, 5‰, 7,5‰ và 10‰ thấy rằng, ở các độ mặn 7,5‰ thì tỷ lệ chết cao và tăng trưởng lại thấp và ở độ mặn 10‰ thì cá bột chết sau 48 giờ thí nghiệm. Áp suất thẩm thấu trong máu cá nước ngọt là 280 ± 20 mOsm/kg. Tác giả kết luận rằng, khoảng độ mặn từ 0 - 2‰ thì thích hợp cho cá bột tăng trưởng. Theo Nguyễn Chí Lâm, (2010) sau 60 ngày nuôi khối lượng trung bình của cá Pangasianodon hypophthalmus dao động 41,3 – 52,3 g/con. Trong đó, khối lượng của cá ở các nghiệm thức 9‰ đạt cao nhất 53,2 g/con và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 0‰, 3‰, 6‰ và12‰ (p<0,05). Chiều dài của cá sau 60 ngày nuôi cũng đạt 18,65 cm/con ở nghiệm thức 9‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 0‰, 3‰ và 12‰ (p<0,05), nhưng lại không khác biệt so với nghiệm thức 6‰.