Mức tăng trưởng về chiều dài của cá trê lai ở độ mặn khác nhau

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tăng trưởng của cá trê lai (clarias gariepinus x clarias macrocephalus) (Trang 31)

1. 2M ục tiêu của đề t ài

4.2.5 Mức tăng trưởng về chiều dài của cá trê lai ở độ mặn khác nhau

4.2.5.1 Mức tăng trưởng chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 1

Bảng 4.10 Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 1

Tăng trưởng tuyệt đối

Nghiệm thức

Sau 10 ngày nuôi Sau 20 ngày nuôi Sau 30 ngày nuôi

Đối chứng 0,04 ± 0,01a 0,05 ± 0,02a 0,14 ± 0,02d 3‰ 0,04 ± 0,03a 0,04 ± 0,02a 0,10 ± 0,02c 5‰ 0,07 ± 0,02a 0,05 ± 0,02a 0,08 ± 0,03b 7‰ 0,07 ± 0,01a 0,07 ± 0,01a 0,04 ± 0,02a 9‰ 0,07 ± 0,02a 0,06 ± 0,01a 0,05 ± 0,01ab 11‰ 0,06 ± 0,04a 0,05 ± 0,02a 0,03 ± 0,02a

Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột

có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Bảng 4.11 Tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 1

Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ở thời gian 10 ngày và 20 ngày nuôi tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá ở các nghiệm thức độ mặn không có sự khác biệt (p>0,05). Nhưng sang giai đoạn 30 ngày tuổi thì đã có sự phân hóa về mặt tăng trưởng, những cá ương ở nghiệm thức có độ mặn 7‰, 9‰, 11‰ có mức tăng trưởng chậm hơn so với cá ương ở độ mặn thấp (3‰, 5‰) và mức tăng trưởng của cá ở 2 nhóm độ mặn này cũng khác nhau (p<0,05) và mức tăng trưởng cao nhất là ở nhiệm thức đối chứng (0,14 g/ngày và 2,55%/ngày).

Tăng trưởng đặc biệt

Nghiệm thức

Sau 10 ngày nuôi Sau 20 ngày nuôi Sau 30 ngày nuôi

Đối chứng 1,00 ± 0,26a 1,16 ± 0,44a 2,55 ± 0,44d 3‰ 0,96 ± 0,76a 1,09 ± 0,55a 1,98 ± 0,55c 5‰ 1,66 ± 0,40a 1,08 ± 0,36a 1,46 ± 0,36b 7‰ 1,59 ± 0,21a 1,43 ± 0,31a 0,68 ± 0,31a 9‰ 1,66 ± 0,62a 1,25 ± 0,34a 0,92 ± 0,34ab 11‰ 1,48 ± 0,90a 1,02 ± 0,41a 0,56 ± 0,41a

4.2.5.2 Mức tăng trưởng về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2

Bảng 4.12 Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2

Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột

có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Bảng 4.13 Tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2

Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột

có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Sau 10 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (0,14 cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tương tư, sau 20 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá cao nhất là 0,09 cm/ngày ở nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Ở giai đoạn này, tăng trưởng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức 3‰, 5‰, 7‰, 9‰ chậm và có xu hướng giảm dần khi độ mặn tăng dần. Sau 30 ngày nuôi, tăng trưởng tuyệt đối của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn cao nhất (0.19 cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá ở các nghiệm 3‰, 5‰, 7‰, 9‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Sau 10 ngày nuôi, tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá cao nhất là ở nghiệm thức đối chứng (0,91 %/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Sang giai đoạn 20 ngày nuôi cá vẫn tăng trưởng tương tự 10 ngày đầu, nghiệm thức đối chứng cá tăng trưởng cao nhất (1.07 %/ngày). Sang thời gian tiếp theo (21-30 ngày nuôi), tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn nhanh nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Trong khi đó,

Tăng trưởng tuyệt đối

Nghiệm thức

Sau 10 ngày nuôi Sau 20 ngày nuôi Sau 30 ngày nuôi

Đối chứng 0,14 ± 0,02b 0,09 ± 0,02c 0,19 ± 0,02b 3‰ 0,09 ± 0,04ab 0,06 ± 0,04b 0,09 ± 0,04a 5‰ 0,10 ± 0,02ab 0,03 ± 0,02ab 0,10 ± 0,02a 7‰ 0,07 ± 0,04a 0,01 ± 0,01a 0,11 ± 0,01a 9‰ 0,03 ± 0,02a 0,02 ± 0,03ab 0,11 ± 0,03a

Tăng trưởng đặc biệt

Nghiệm thức

Sau 10 ngày nuôi Sau 20 ngày nuôi Sau 30 ngày nuôi

Đối chứng 1,91 ± 0,29b 1,07 ± 0,29c 2,00 ± 0,45b 3‰ 1,33 ± 0,58ab 0,75 ± 0,58b 1,14 ± 0,58a 5‰ 1,44 ± 0,29ab 0,35 ± 0,29ab 1,27 ± 0,29a 7‰ 0,99 ± 0,58a 0,11 ± 0,58a 1,40 ± 0,58a 9‰ 1,20 ± 0,24ab 0,28 ± 0,24ab 1,36 ± 0,24a

tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá giữa các nghiệm thức 3‰, 5‰, 7‰, 9‰ thì tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy độ mặn có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá. Khi độ mặn tăng lên dẫn đến sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài cơ thể. Nước bên trong cơ thể có xu hướng thải ra bên ngoài môi trường và muối từ bên ngoài môi trường khuếch tán vào trong cơ thể cá. Nước trong cơ thể mất đi, lượng muối tăng lên làm cho áp suất thẩm thấu của môi trường trong thay đổi lớn, dẫn đến sự rối loạn chức năng sinh lý của các tế bào trong cơ thể. Khi độ mặn môi trường giảm thấp thì quá trình áp suất thẩm thấu ngược lại. Để duy trì sự sống cá cần tiêu hao một lượng năng lượng lớn để điều hòa áp suất thẩm thấu. (Dương Tuấn, 1981). Do quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu tốn nhiều năng lượng, nên năng lượng tích lũy cho cá sinh trưởng giảm. Trong khi đó, cá được nuôi trong môi trường nước ngọt thì không cần tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu nên năng lượng tích lũy nhiều, cá tăng trưởng nhanh.

Cũng cho kết quả tương tự, Britz and Hecht (1989) nghiên cứu về tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê phi (Clarias gariepinus) ở các độ mặn 0‰, 2,5‰, 5‰, 7,5‰ và 10‰ thấy rằng, ở các độ mặn 7,5‰ thì tỷ lệ chết cao và tăng trưởng lại thấp và ở độ mặn 10‰ thì cá bột chết sau 48 giờ thí nghiệm. Áp suất thẩm thấu trong máu cá nước ngọt là 280 ± 20 mOsm/kg. Tác giả kết luận rằng, khoảng độ mặn từ 0 - 2‰ thì thích hợp cho cá bột tăng trưởng. Theo Nguyễn Chí Lâm, (2010) sau 60 ngày nuôi khối lượng trung bình của cá Pangasianodon hypophthalmus dao động 41,3 – 52,3 g/con. Trong đó, khối lượng của cá ở các nghiệm thức 9‰ đạt cao nhất 53,2 g/con và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 0‰, 3‰, 6‰ và12‰ (p<0,05). Chiều dài của cá sau 60 ngày nuôi cũng đạt 18,65 cm/con ở nghiệm thức 9‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 0‰, 3‰ và 12‰ (p<0,05), nhưng lại không khác biệt so với nghiệm thức 6‰.

4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

Bảng 4.14 FCR của cá trê lai trong quá trình nuôi FCR Nghiệm thức

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Đối chứng 3,44 ± 0,49a 4,38 ± 0,27a 3‰ 4,21 ± 0,34b 5,07 ± 1,7ab 5‰ 4,45 ± 0,37b 5,68 ± 1,31b 7‰ 4,69 ± 0,17b 6,03 ± 1,14bc 9‰ 4,41 ± 0,27b 6,49 ± 3,62c 11‰ 4,81 ± 0,16b _

Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột

có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Sau 30 ngày nuôi ở giai đoạn 1, hệ số thức ăn (FCR) của cá trê lai thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng (3,44) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05), cao nhất là ở nghiệm thức 11‰ (4,81) . Sau khi kết thúc giai đoạn 2, hệ số thức ăn ( FCR ) của cá trê lai thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng (4,38), cao nhất là ở nghiệm thức 9‰ (6,49). Sở dĩ, FCR ở các độ mặn 3‰, 5‰, 7‰, 9‰, 11‰ cao hơn nước ngọt là do cá tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình điêu hòa áp suất thẩm thấu nên cá cần nhiều thức ăn để đáp ưng cho nhu cấu cho quá trình này và một phần nhỏ năng lượng để cá sinh trưởng. Ở giai đoạn 2, FCR của nghiệm thức 11‰ bằng 0 là do cá ở nghiệm thức này bị bệnh và chết sau khi bố trí thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu trên khác với: Đoàn Vũ Phong, (2010) khi nuôi cá tra trong 45 có FCR cao nhất ở 9‰ (1,22) và thấp nhất ở độ mặn (1,97). Yan et al.,(2003) cho rằng khi nuôi Fugu obscurrus ở các độ mặn khác nhau 0‰, 8‰,18‰ và 35‰ sau 45 ngày nuôi cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tương ứng là 1,31; 1,93; 1,61 và 1,31. Như vậy, ở nghiệm thức 8‰ có FCR là cao nhất và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Gavin et al., (2001) khi nuôi cá Acanthopagrus butcheri ở các độ mặn 0‰, 4‰, 8‰ và 12‰. Sau 4 tháng nuôi cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp nhất là ở nghiệm thức 0‰ (0,87) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,01) so với các nghiệm thức còn lại. FCR cao nhất ở nghiệm thức 8‰ (1.05), khác biệt không đáng kể đối với 12‰ (1.04) và 4‰ (0,96). Từ kết quả trên có thể kết luận rằng nuôi cá

Acanthopagrus butcheriở nước ngọt 0‰ là tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

- Điều kiện môi trường trong suốt quá trình thí nghiệm phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.

- Ở giai đoạn 1 tỷ lệ sống của cá cao nhất là ở nghiệm thức 7‰ (90,6%), tỷ lệ sống thấp nhất là ở nghiệm thức 11‰ (60%). Ở giai đoạn 2 tỷ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức 5‰ (98,89%), tỷ lệ sống thấp nhất nghiệm thức 11‰ (0%)

- Tốc độ tăng trưởng của cá ở giai đoạn 1, ở nghiệm thức đối chứng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng tương đối là cao nhất là (0.08 ± 0,01g/ngày và 6,06 ± 1,66 %/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức 11‰ (0.01 ± 0,01g/ngày và 0,65 ± 0,42 %/ngày).

- Sang giai đoạn 2, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn cao nhất (0,43 ± 0,14 g/ngày và 5,76 %/ngày) và tốc độ tăng trưởng của cá thấp nhất ở nghiệm thức 5‰ (0,17 ± 0,05g/ngày và 3,94 ± 0,53 %/ngày). Cá ở nghiệm thức 11‰ chết hoàn toàn nên không so sánh được tốc độ tăng trưởng.

- Ở giai đoạn 1 FCR thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng 3,44 và cao nhất ở nghiệm thức 11‰ (4,81). Sang giai đoạn 2, FCR của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn thấp nhất (4,38) và cao nhất là ở nghiệm thức 9‰ (6,49).

5.2 Đề xuất

- Cần tiến hành thí nghiệm với quy mô ở ao nuôi thâm canh để xác định ảnh hưởng của độ mặn đến cá trên thực tế.

- Có thể nuôi cá ở các ao có độ mặn thấp từ 3‰, 5‰, 7‰ tỷ lệ sống của cá sẽ cao, nhưng cá sinh trưởng chậm và hệ số thức ăn cao.

Boeuf, G. and Patrick. payan, 2001. How should salinity influence fish growth? Comparative biochemistry and physiology part C 130 (2001) 411- 423.

Britz, PJ., and T.Hecht, 1989. Effects of salinity on growth and survival of African sharptooth cafish (Clarias gariepinus) varvae. J. Appl. Ichthyol.

Cao Châu Minh Thư, 1999. Nghien cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn nuôi cá trê lai (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus). Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Constantinos Th, Moustaka, Wade O.Watanabe and Kimberly A. Copeland. 2002. Combined effects of photoperiod and salinity on growth, survival, and osmoregulatory ability of larval southern flounder Paralichthys lethostigma. Aquaculture 229 (2004) 159 – 179.

Đặng Ngọc Thanh, 1974. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

Đặng Quốc Vũ, 2009. Thực nghiệm nuôi cá trê lai (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus) thâm canh trong bể lót bạt ở Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Darwis, M, S. Rachanal., M.Tanaka and S. Senoo, 2008. Effects of different Salinity levels on growth, survival and tripsin activity of early juvenile. Stage Marble Goby, Oxyleotris marmoratus. BMRI. University Malaysia Sabah.

Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004. Giáo trình Bệnh học thủy sản. Đại học thủy sản Nha Trang.

Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá trê (Trê vàng lai và Trê vàng). Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.

Đoàn Vũ Phong, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tiêu hóa và sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ

Dương Tuấn, 1981. Sinh lý cá. Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang. Gavin J.P and GI Jenkin, 2002. The effect of salinity on growth and survival of juvenile black bream (Acanthopagrus butcheri). Aquaculture Development Unit, WA Maritine Training Center, 1 Fleet st.,Frementle, Western Australia 6160, Australia

Huỳnh Hiếu Lộc, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống Tượng (Oxyeleotris

marmoratus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Lĩnh, 2009. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801). . Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

Mã Đình Thái, 2001. Sử dụng một số loại thức ăn có hàm lượng protein, khoáng và vitamin khác nhau để nuôi cá trê lai. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Ngô Trọng Lư – Thái Bá Hồ, 2002. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt (tập I). Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Chí Lâm, 2010. Nghiên cứu sự thích ứng và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống ở độ mặn khác nhau. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Duy Khoát, 2007. Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Thanh Thoại, 2008. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và điều hòa áp suất thẩm thấu của cá tra giống (Pangasianodon

hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Oanh, 2009. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên quá trình phát triển phôi, sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá sặc rằn (Trichogaster

pectoralic Regan,1910) từ bột lên giống. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Trọng Quyền, 2008. Ương cá chốt (Mystus planiceps) với độ mặn và thức ăn khác nhau từ giai đoạn cá bột lên cá giống. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Tường Anh, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi – Nhà xuất bản nông nghiệp.

Ogunseye, J, Olugenga and Sogbesan. A.O.2005. Effect of salinity on growth and survival of Clarias gariepinus. Clariidae fry In: 19th Annual Conference of Fisheries Society of Negeria (FISON), 29 Nov – 03 Dec 2004, Ilorin, Nigeria.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Trần Quang Nhị, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) từ sau khi nở đến 30 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Trang Văn Phước, 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau tới sự sinh trưởng và điều hòa áp suất thẩm thấu cá sặc rằn (Trichogaster

pectoralic Regan,1910). Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại các loài cá nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long. (361 trang)

Phụ lục 1: Bảng nhiệt độ ở các nghiệm thức độ mặn (giai đoạn 1)

Phụ lục 2: Bảng nhiệt độ ở các nghiệm thức độ mặn (giai đoạn 2)

Đối chứng NT 1 ( 3‰ ) NT 2 ( 5‰ ) NT 3 ( 7‰ ) NT 4 ( 9‰ ) NT 5 ( 11‰ )

STT sáng chiều sáng chiều sáng chiều sáng chiều sáng chiều sáng chiều

1 26 28 26 28 26 28 26 28 26 28 26 28 2 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 3 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 25.5 28.5 4 26 29 26 29 26 29 26 29 26 29 26 29 5 26 29 26 29 26 29 26 29 26 29 26 29

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tăng trưởng của cá trê lai (clarias gariepinus x clarias macrocephalus) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)