Các loại mã biểu diễn tín hiệu nhị phân

Một phần của tài liệu Đồ án khóa cửa bằng rfid (Trang 63 - 65)

Tín hiệu nhị phân có thể được biểu diễn bằng nhiều loại mã khác nhau thông qua kỹ thuật mã hoá đường truyền. Các hệ thống RFID thường sử dụng một trong những loại mã sau: NRZ, Manchester, Unipolar RZ, DBP (differential bi-phase), Miller, differential coding on PP coding.

- Mã NRZ: bit 1 được biểu diễn ở mức cao và bit 0 ở mức thấp. Mã NRZ được dùng riêng cho điều chế FSK và PSK.

- Mã Manchester: bit 1 được biểu diễn (mức cao, mức thấp). Bit 0 được biểu diễn (mức thấp, mức cao). Do đó mã Manchester còn được gọi là mã chia pha. Mã Manchester thường được sử dụng để truyền dữ liệu từ transponder đến reader bằng cách điều chế sử dụng sóng mang phụ.

- Mã Unipolar RZ: bit 1 được biểu diễn ở mức cao trong nửa chu kỳ đầu và ở mức thấp trong nửa chu kỳ sau. Bit 0 được biểu diễn ở mức thấp trong toàn bộ chu kỳ bit.

- Mã DBP: bit 0 được mã hoá bởi (mức cao, mức thấp) hoặc ngược lại. Bit 1 được mã hoá bằng cách chốt sự chuyển đổi mức. Hơn nữa, mức được đảo ngược ở mỗi chu kỳ bit, cho nên tín hiệu nhị phân có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc trong máy thu (nếu cần thiết).

Hình 5.2. Các loại mã đường truyền trong hệ thống RFID

- Mã Miller: bit 1 được biểu diễn bởi một sự chuyển đổi (mức cao, mức thấp) hoặc ngược lại. Bit 0 giữ nguyên mức của bit 1 trước đó. Một chuỗi các bit 0 có thể tạo nên sự chuyển mức ở đầu chu kỳ bit, do đó tín hiệu nhị phân có thể thay đổi cấu trúc lại ở máy thu.

- Mã Miller modified: Mã này thay thế mỗi sự thay đổi mức trong mã Miller thành một xung âm. Mã này rất thích hợp trong các hệ thống RFID ghép cảm ứng để truyền dữ liệu từ reader đến transponder. Nhờ vào độ rộng xung rất hẹp (tpulse<< Tbit), nó có khả năng đảm bảo năng lượng cung cấp liên tục đến transponder từ trường HF của reader ngay cả khi truyền dữ liệu.

- Mã Differential (mã sai phân): trong mã này bit 1 được phát đi gây nên sự thay đổi (toggle) mức tín hiệu, mức tín hiệu còn lại không thay đổi đối với bit 0.

- Mã Pulse-pause (PPC): trong mã này, bit 1 được biểu diễn bằng một khoảng thời gian dừng t trước xung kế tiếp, bit 0 được biểu diễn bằng một khoảng thời gian dừng 2t trước xung tiếp theo. Mã này rất phổ biến trong các hệ thống RFID tầm gần ghép cảm ứng để truyền dữ liệu từ Reader đến Transponder. Do độ rộng xung rất bé tpulse<<Tbitnên vẫn có thể cung cấp năng lượng liên tục cho Transponder.

Hình 5.3. Mã Pulse-pause

Có nhiều điều kiện khác nhau được xem xét khi chọn lựa loại mã thích hợp cho hệ thống RFID. Điều quan trọng nhất là phổ của tín hiệu sau khi điều chế và khả năng truyền không lỗi. Hơn nữa, trong trường hợp các transponder thụ động, năng

lượng cung cấp không được ngắt quãng bởi một mã không phù hợp và quá trình điều chế.

Một phần của tài liệu Đồ án khóa cửa bằng rfid (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)