Sơ đồ tổng quan hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Web ngữ nghĩa và ứng dụng trong trợ giúp tìm kiếm văn bản nghiệp vụ hành chính (Trang 70 - 72)

Để thiết kế hệ thống tìm kiếm ngữ nghĩa ứng dụng trên, chúng tơi đề xuất mơ hình hỗ trợ việc tìm gồm các cơng đoạn sau:

3.1.1.1. Giai đoạn 1: Thiết kế ontology

Thiết kế ontology nhằm cung cấp một bộ từ vựng chung bao gồm các khái niệm, các thuộc tính quan trọng và các định nghĩa về các khái niệm và các thuộc tính này bao quanh một chủ đề về văn bản giáo dục.

Ngoài bộ từ vựng, ontology cịn cung cấp các ràng buộc, đơi khi các ràng buộc này được coi như các giả định cơ sở về ý nghĩa mong muốn của bộ từ vựng, nó được sử dụng trong một miền mà có thể được giao tiếp giữa người và các hệ thống ứng dụng phân tán hỗn tạp khác. Các ontology được sử dụng như là một biểu mẫu trình bày tri thức về thế giới hay một phần của nó. ontology dùng để miêu tả:

- Các cá thể: Các đối tượng cơ bản như trang web, bài báo… có liên quan đến văn bản giáo dục.

- Các lớp: Các tập hợp, hay kiểu của các đối tượng. Ràng buộc các cá thể trong một tập hợp nhằm quản lý dễ hơn.

- Các thuộc tính: Thuộc tính, tính năng, đặc điểm, tính cách, hay các thơng số mà các đối tượng có và có thể đem ra chia sẻ.

- Các mối liên hệ: cách mà các đối tượng có thể liên hệ tới một đối tượng khác.

- Bộ từ vựng ontology trong luận văn được xây dựng dựa trên phần mềm Protégé, cung cấp khả năng biểu diễn ngữ nghĩa mềm dẻo cho tài nguyên web và có khả năng hỗ trợ lập luận.

3.1.1.2. Giai đoạn 2: Xây dựng ứng dụng

Đề xuất sử dụng ngơn ngữ lập trình C# dựa trên nền tảng dotNet để thực hiện tương tác với ontology và trả về kết quả truy vấn theo yêu cầu người sử dụng.

3.1.2 Phân tích chức năng tìm kiếm của hệ thống

Chức năng cơ bản của ứng dụng là tìm kiếm, việc áp dụng kỹ thuật tìm kiếm trên ontology sẽ trả về những kết quả chính xác hơn nhờ những ưu điểm về lưu trữ dữ liệu RDF so với dữ liệu truyền thống, có cách tổ chức dữ liệu đơn giản, đồng nhất, cấu trúc bộ ba giúp dễ truy xuất thông tin bởi các hệ thống suy luận.

3.1.2.1. Duyệt theo ngữ nghĩa

Duyệt cây phân cấp, theo loại hình dịch vụ: phương pháp này cung cấp cách tìm kiếm địa điểm theo phân cấp trên cây ontology. Người dùng khơng cần nhập thơng tin tìm kiếm mà vẫn có thể tìm kiếm được tài liệu cần thiết bằng cách duyệt theo cây tìm kiếm. Cây tìm kiếm trong ontology được xây dựng dựa vào nền tảng cấu trúc bộ ba đặc biệt của lớp RDF và lớp RDF Schema trong cấu trúc 7 tầng của semantic web. Việc tìm kiếm theo ngữ nghĩa sẽ dễ dàng hơn nhờ vào hoạt động lần theo cấu trúc phân nhanh của cây tìm kiếm.

3.1.2.2. Tìm kiếm theo từ khóa

Cách tìm kiếm phổ biến và có nhu cầu nhiều nhất là tìm kiếm theo từ khóa. Từ khóa chính là từ gợi ý để so sánh nó với các thơng tin của dữ liệu qua đó sẽ tìm ra kết quả cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta tìm kiếm với từ khóa như thơng thường thì sẽ có độ chính xác khơng cao.

3.1.2.3. Tìm kiếm nâng cao

Các kết quả tìm kiếm với từ khóa thường có kết quả trả về quá nhiều khi dữ liệu lớn. Sử dụng cách tìm kiếm nâng cao sẽ có kết quả chính xác hơn. Với cách tìm kiếm này, hệ thống đưa ra một số tùy chọn làm điều kiện tìm kiếm. Người dùng dựa vào một số gợi ý tùy chọn đó để đưa ra điều kiện phù hợp với yêu cầu của mình.

3.2 CÁC QUYỀN CỦA HỆ THỐNG TÌM KIẾM VĂN BẢN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

Một hệ thống sẽ bao gồm các quyền cần thiết để giúp phân chia các chức năng cũng như quản lý chương trình được thống nhất với hệ thống. Hệ thống tìm kiếm văn bản trong ngành giáo dục được chia làm 2 quyền căn bản sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Web ngữ nghĩa và ứng dụng trong trợ giúp tìm kiếm văn bản nghiệp vụ hành chính (Trang 70 - 72)