Quan điểm phát triển của ngành xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu tại các công ty TNHH xây dựng tp HCM 2010 (Trang 29 - 30)

Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII và Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định “phát huy nội lực để phấn đấu xây dựng một nền công nghiệp xây dựng hiện đại, theo hướng hiện đại hóa-công nghiệp hóa”.

Chiến lược phát triển ngành xây dựng TPHCM giai đoạn đến năm 2010 là từng bước tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng đang phát triển mạnh mẽ trên địa bàn, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ cơ bản của kinh tế-xã hội của TPHCM là công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong giai đoạn đến năm 2010, cần phát huy nội lực để huy động mọi nguồn vốn, đầu tư phát triển kỹ thuật hạ tầng xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn và khu vực. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể được phê duyệt, tiến hành chỉnh trang và phát triển đô thị vươn ra các vùng phụ cận, cấu trúc đô thị phi tập trung hóa, đầu tư khắc phục về nhà ở, tạo điều kiện sống thuận lợi cho nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển ngành theo hướng đa thành phần kinh tế nhưng phải bảo đảm bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Theo chủ trương đổi mới của Đảng, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước được định hướng đa thành phần, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Do đó, các chiến lược của ngành cần tạo điều kiện cho mọi loại hình doanh nghiệp đều có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu tại các công ty TNHH xây dựng tp HCM 2010 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)