Tiêu chí 6: Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm, có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Đồ dùng đồ chơi của trẻ được trang bị phù hợp với độ tuổi, đảm bảo theo danh mục cần thiết ở từng độ tuổi. Trong các hoạt động của trẻ, giáo viên lựa chọn sáng tạo ra các đồ dùng phù hợp với hoạt động, đạt hiệu quả cao.
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường: Một số thiết bị cũ, lạc hậu so với chương trình nên gặp khó khăn khi tổ chức một số hoạt động. Đầu năm do phát sinh lớp quá nhiều nên việc bổ sung các loại đồ dùng còn chậm nhất là các dụng cụ giáo dục thể chất.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Năm học 2014-2015 nhà trường sẽ bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp đảm bảo theo yêu cầu nhất là các dụng cụ giáo dục thể chất.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Kết luận về tiêu chuẩn 3:
+ Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:
Trường có cơ sở vật chất khang trang, diện tích rộng. Các công trình của nhà trường được xây dựng đảm bảo theo yêu cầu Điều lệ trường mầm non, diện tích sân chơi được thiết kế phù hợp, có cây xanh hoa kiểng được cắt tỉa thường xuyên. Sân chơi đảm bảo an toàn và có đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng sinh hoạt chung đảm bảo đủ diện tích và an toàn, môi trường trang trí phù hợp theo độ tuổi.
+ Điểm yếu cơ bản của nhà trường:
Có cây xanh trong trường nhưng độ che phủ bóng mát chưa nhiều trong điểm 1. Phòng bảo vệ chưa đủ diện tích quy định.
+ Kiến nghị đối với trường :
Phát huy những điểm mạnh. Có kế hoạch bổ sung thiết bị, tăng cường bóng mát trong trường. Tham mưu với lãnh đạo xin kinh phí mở rộng diện tích phòng bảo vệ.
Tiêu chuẩn 3: Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 5
Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 1
Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
a) Có Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và của trường. Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đúng theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường xây dựng kế hoạch và nội dung tuyên truyền gắn chặt với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên, gia đình thường xuyên trao đổi trực tiếp, gián tiếp về tình hình sức khoẻ, học tập, vui chơi của trẻ.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với nhận định điểm yếu của nhà trường: Một số phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với cô giáo, còn khoán trắng việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng cho nhà trường.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với cải tiến của nhà trường: Hiệu trưởng, giáo viên huy động Ban đại diện cha mẹ học sinh phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu trong công tác phối hợp với giáo viên, vận động 100% phụ huynh học sinh tham gia cùng với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao chất lượng dạy và học. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên những năm tiếp theo thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, thu hút sự quan tâm của phụ huynh học sinh, trực tiếp với những đối tượng phụ huynh học sinh chưa tích cực phối hợp để tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí : Đạt
Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;
c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với nhà trường về đánh giá điểm mạnh: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để được hỗ trợ về chủ trương huy động từ nguồn xã hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng việc nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn, lành mạnh cho trẻ.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với nhà trường tự đánh giá: Không có.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường xác định đúng kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục duy trì tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các mạnh thường quân để công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền để nâng cao nhận thức
trong nhân dân, nhằm nhận được sự hỗ trợ kịp thời, nâng cao việc xây dựng cơ sở vật chất trong những năm học tiếp theo.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí : Đạt
Kết luận tiêu chuẩn 4:
+ Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:
Nhà trường làm tốt công tác tham mưu để thực hiện chủ trương kiên cố
hóa trường học. Xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Trường giữ vững danh hiệu trường tiên tiến, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; Trường xanh - sạch - đẹp và an toàn, xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh.
+ Điểm yếu cơ bản của nhà trường:
Một số phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với cô giáo, còn khoán trắng việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng cho nhà trường.
+ Kiến nghị đối với nhà trường:
Lãnh đạo nhà trường làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm thu hút tất cả phụ huynh cùng thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Tiêu chuẩn 4: Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 2
Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;
b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi;
c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với nhận định của nhà trường: Tình trạng sức khỏe của trẻ phát triển tốt, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, đáp ứng theo yêu cầu độ tuổi. Hiện nay tỉ lệ trẻ có cân nặng bình thường là 570/573 trẻ chiếm tỉ lệ là 99,48%. Số trẻ có chiều cao bình thường là 564/573 trẻ, chiếm tỉ lệ 96,7%. Có 95% trẻ thực hiện được các bài tập vận động cơ bản của các độ tuổi, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, trẻ có kỹ năng và hành vi tốt trong ăn uống. Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với nhận định của trường: Còn một vài trẻ chưa thực hiện tốt những kỹ năng khéo léo của đôi tay trong một số vận động như ném trúng đích, tung và bắt bóng.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến: Tiếp tục duy trì phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Cuối năm học 2013-2014 ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên tiếp tục rèn luyện kỹ năng đối với một số trẻ còn hạn chế về kỹ năng vận động vào cuối năm học và thực hiện tốt trong những năm tiếp theo.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi;
c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với báo cáo tự đánh giá: Trẻ thích khám phá hiện tượng xung quanh, có khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định theo từng độ tuổi, trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và một số người quen thuộc, biết nhận xét những hiện tượng xung quanh theo độ tuổi.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với báo cáo tự đánh giá: Còn một số trẻ ở nhóm trẻ chưa có thói quen vệ sinh cá nhân, còn phải phụ thuộc cô giáo.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến: Năm học 2014-2015 chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các hoạt động trong ngày của trẻ, quan tâm những trẻ phát triển còn chậm, để có hướng bồi dưỡng đến cuối năm đạt kết quả cao.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi;
b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi;
c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với nhà trường tự đánh giá: 100% trẻ có khả năng nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp, biết làm theo yêu cầu của người lớn, thông qua nghe, kể truyện, trò truyện theo tranh, trẻ diễn đạt được sự hiểu biết của mình qua lời nói, biết dùng lời nói để giao tiếp với mọi người, có kỹ năng về đọc, viết và thích làm quen với môi trường chữ viết.
Thống nhất với nhận định của nhà trường: Tuy nhiên còn 1 số trẻ 4-5 tuổi nói ngọng, chưa phát âm rõ, tròn câu.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch của nhà trường: Trong năm học 2014-2015 nhà trường sẽ chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch 1 ngày cụ thể và chặt chẽ hơn, chú trọng bồi dưỡng những trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa rõ để cuối năm đạt kết quả cao hơn.
4.Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin và
minh chứng: Không