Ảnh hưởng của phân chuồng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Gõ đỏ 3 tháng tuổ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Gõ đỏ (afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm (Trang 73 - 75)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1.Ảnh hưởng của phân chuồng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Gõ đỏ 3 tháng tuổ

chiều cao của Gõ đỏ 3 tháng tuổi

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng hoai (phân bò hoai)

đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Gõ đỏ 3 tháng tuổi được dẫn ra

ở bảng 4.28, 4.29; hình 4.30, 4.31; phụ biểu 4. Từ đó có thể nhận thấy:

Bảng 4.28. Đường kính thân cây trung bình của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân chuồng hoai

Khoảng tin cậy Phân chuồng N, cây Dbq, mm

Ddưới Dtrên ± S DMin DMax V% (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 0% 90 6,3a 6,2 6,5 0,84 4,2 8,6 13,2 5% 90 6,4a 6,2 6,5 0,79 4,2 8,2 12,5 10% 90 6,4a 6,3 6,6 0,81 4,2 8,0 12,6 15% 90 6,6ab 6,5 6,8 0,76 4,8 8,4 11,4 20% 90 6,8b 6,6 7,0 0,85 4,6 8,6 12,5 25% 90 6,7ab 6,5 6,8 0,98 4,0 8,6 14,7

Ghi chú: Những nghiệm thức có cùng kí tự ghi bên cạnh là không có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.

+ Khi thay đổi hàm lượng phân chuồng từ 0% đến 5%, 10%, 15%, 20% và 25% so với trọng lượng ruột bầu, đường kính thân cây trung bình của Gõ đỏ cũng tăng dần từ 6,3 mm (đối chứng – không bón phân chuồng)

đến 6,7 mm (25% phân chuồng). Trong mỗi nghiệm thức đường kính thân cây khá ổn định; trong đó biến động thấp nhất ở nghiệm thức 15% phân chuồng (11,4%), cao nhất ở nghiệm thức 25% phân chuồng (14,7%). Phân

tích thống kê cho thấy, hàm lượng phân hữu cơ khác nhau có ảnh hưởng rất rõ rệt (F = 4,45; P < 0,001) đến sinh trưởng về đường kính thân cây Gõ đỏ 3 tháng tuổi (phụ biểu 4.2). Sự khác biệt này biểu hiện rõ thành 2 nhóm. Nhóm 1 (thấp nhất) bao gồm những cây được bón lót phân chuồng từ 0% - 15%; đường kính trung bình là 6,4 mm. Nhóm 2 (cao nhất) bao gồm những cây được bón lót phân chuồng từ 15% – 25%; đường kính trung bình là 6,7 mm.

+ Chiều cao thân cây trung bình của Gõ đỏ 3 tháng tuổi có trị số thấp nhất ở nghiệm thức 0% - 10% phân chuồng (39,0 – 39,5 cm), cao nhất ở

nghiệm thức 15% - 25% phân chuồng (45,0 – 45,7 cm). Chiều cao thân cây trong từng nghiệm thức có sự phân hóa khá mạnh (từ 13,3% ở nghiệm thức 20% phân chuồng đến 17,8% ở nghiệm thức 10% phân chuồng). Sau 3 tháng tuổi, chiều cao của Gõ đỏ được bón phân chuồng từ 0 – 25% có sự

khác biệt rất lớn về mặt thống kê (F = 24,6; P < 0,001)(phụ biểu 4.5). Theo sự khác biệt về chiều cao thân cây, có thể phân chia cây con Gõ đỏ 3 tháng tuổi thành 2 nhóm; trong đó nhóm 1 có chiều cao thấp nhất (39,2 cm) tương

ứng với các nghiệm thức phân chuồng từ 0 – 10%, còn nhóm hai có chiều 6.3 6.4 6.4 6.6 6.8 6.7 6 6.1 6.2 6.3 6.4 6.5 6.6 6.7 6.8 0 5 10 15 20 25 D, mm 39.3 39 39.5 45 45.3 45.7 34 36 38 40 42 44 46 0 5 10 15 20 25 H, cm Hình 4.30. Đường kính (D, mm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân chuồng hoai

Hình 4.31. Chiều cao (H, cm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân chuồng hoai

cao cao nhất (45,3 cm) tương ứng với các nghiệm thức bón phân chuồng từ

15% – 25% (bảng 4.29 và phụ biểu 4.6).

Bảng 4.29. Chiều cao thân cây trung bình của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân chuồng

Khoảng tin cậy Phân chuồng N, cây Hbq, mm

Hdưới Htrên ± S HMin HMax V%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 0% 90 39,3a 38,0 40,7 6,6 20 52 16,7 5% 90 39,0a 37,8 40,4 5,7 21 50 14,7 10% 90 39,5a 38,4 41,0 7,0 21 62 17,8 15% 90 45,0b 43,8 46,5 6,3 21 58 13,9 20% 90 45,3b 44,1 46,8 6,1 25 62 13,3 25% 90 45,7b 44,5 47,1 7,2 22 62 15,7

Ghi chú: Những nghiệm thức có cùng kí tự ghi bên cạnh là không có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Gõ đỏ (afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm (Trang 73 - 75)