Ảnh hưởng của phân chuồng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Gõ đỏ 6 tháng tuổ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Gõ đỏ (afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm (Trang 75 - 77)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2.Ảnh hưởng của phân chuồng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Gõ đỏ 6 tháng tuổ

chiều cao của Gõ đỏ 6 tháng tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 4.30, 4.31; hình 4.32, 4.33):

+ Khi bón phân chuồng tăng dần từ 0%, 5%, 10%, 15%, 20% và 20% so với trọng lượng ruột bầu, đường kính thân cây trung bình của Gõ đỏ 6 tháng tuổi cũng tăng dần tương ứng từ 7,1 mm đến 7,6 mm. Trong các nghiệm thức biến động đường kính thân cây dao động từ 9,8% (5% phân chuồng) đến 12,9% (25% phân chuồng). Phân tích thống kê cho thấy (phụ

biểu 4.8), khi bón phân chuồng với hàm lượng khác nhau, thì đường kính thân cây Gõ đỏ 6 tháng tuổi cũng khác nhau (F = 6,61; P < 0,001). Sự phân hóa về đường kính thân cây dưới các mức phân chuồng khác nhau biểu hiện

rõ thành 3 nhóm (phụ biểu 4.9); trong đó nhóm có đường kính lớn nhất (7,5 mm) tương ứng với mức phân chuồng từ 15% - 25%.

Bảng 4.30. Đường kính thân cây trung bình của Gõ đỏ 6 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân chuồng

Khoảng tin cậy Phân chuồng N, cây Dbq, mm

Ddưới Dtrên ± S DMin DMax V%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 0% 90 7,1a 6,9 7,3 0,8 5.2 9.0 11,2 5% 90 7,1a 6,9 7,3 0,7 5.4 9.0 9,8 10% 90 7,2ab 7,1 7,4 0,7 5.6 9.4 10,1 15% 90 7,4abc 7,2 7,5 0,8 5.0 9.6 10,8 20% 90 7,6c 7,4 7,8 0,9 5.2 9.8 11,8 25% 90 7,6bc 7,4 7,7 1,0 5.0 9.6 12,9

Ghi chú: Những nghiệm thức có cùng kí tự ghi bên cạnh là không có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.

+ Khi hàm lượng phân chuồng tăng dần từ 0% đến 25%, thì chiều cao thân cây trung bình của Gõ đỏ 6 tháng tuổi cũng có khuynh hướng tăng dần tương ứng từ 50,0 cm đến 56,6 cm. Trong từng nghiệm thức chiều cao thân cây cũng có sự phân hóa rất mạnh (từ 16,5% ở nghiệm thức 20% phân chuồng đến 19,6% ở nghiệm thức 10% phân chuồng). Qua phân tích thống kê cho thấy, chiều cao thân cây Gõ đỏ 6 tháng tuổi dưới các mức phân chuồng khác nhau có sự khác biệt rất lớn về mặt thống kê (F = 6,4; P < 0,001)(phụ biểu 4.11). Từ sự khác biệt về chiều cao thân cây giữa các nghiệm thức, có thể phân chia cây con Gõ đỏ thành 3 nhóm; trong đó nhóm có chiều cao lớn nhất (55,6 cm) tương ứng với các mức phân chuồng từ 15% - 25% (bảng 4.31 và phụ biểu 4.12).

Bảng 4.31. Chiều cao thân cây trung bình của Gõ đỏ 6 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân chuồng

Khoảng tin cậy Phân chuồng N, cây Hbq, mm

Hdưới Htrên ± S HMin HMax V% (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 0% 90 50,0a 48,0 52,0 9,1 21 67 18,1 5% 90 51,4ab 49,4 53,4 9,7 23 74 18,9 10% 90 52,9ab 51,0 55,0 10,4 29 75 19,6 15% 90 54,2bc 52,4 56,4 9,9 28 80 18,3 20% 90 56,6c 54,7 58,8 9,4 25 77 16,5 25% 90 56,1c 54,2 58,3 10,2 25 86 18,2

Ghi chú: Những nghiệm thức có cùng kí tự ghi bên cạnh là không có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Gõ đỏ (afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm (Trang 75 - 77)