Ảnh hưởng của phân tổng hợp NPK đến hàm lượng đạm trong các bộ phận của cây Gõ đỏ 6 tháng tuổ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Gõ đỏ (afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm (Trang 70)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.5. Ảnh hưởng của phân tổng hợp NPK đến hàm lượng đạm trong các bộ phận của cây Gõ đỏ 6 tháng tuổ

các bộ phận của cây Gõ đỏ 6 tháng tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bón phân tổng hợp NPK với hàm lượng khác nhau, thì hàm lượng đạm tổng số trong các bộ phận của cây Gõ

đỏ 6 tháng tuổi cũng khác nhau (bảng 4.27).

Bảng 4.27. Hàm lượng đạm tổng số trong thân, lá và rễ Gõ đỏ 6 tháng tuổi

Đạm tổng số (%) trong các bộ phận của Gõ đỏ: Phân NPK (%) Thân Lá Rễ (1) (2) (3) (4) 0 0,46 0,79 0,40 1 0,56 0,78 0,49 2 0,41 0,77 0,47 3 0,39 0,73 0,39 4 0,54 0,76 0,45 5 0,46 0,70 0,38 6 0,42 1,15 0,45

Nguồn: Phòng phân tích môi trường - Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Phân tích chi tiết số liệu ở bảng 4.27 cho thấy, so với đối chứng (không bón NPK), bón lót 1% - 4% NPK so với trọng lượng ruột bầu có tác dụng cải thiện rõ rệt hàm lượng đạm tổng số trong thân và rễ. Đối với lá, khi tăng hàm lượng NPK từ 1% - 5% so với trọng lượng ruột bầu, thì hàm lượng

Gõ đỏ chỉ tăng lên nhanh (45,6%) khi bón 6% NPK so với trọng lượng ruột bầu. Mặt khác, so với hàm lượng đạm tổng số trong lá Gõ đỏ (100%), hàm lượng đạm tổng số trong thân và rễ ở tất cả các nghiệm thức đều thấp hơn rất đáng kể (tương ứng 57,7% và 43,3%). Nói chung, bón lót 1% - 4% NPK so với trọng lượng ruột bầu có tác dụng cải thiện rõ rệt đạm tổng số trong thân và rễ Gõ đỏ.

THẢO LUẬN CHUNG

Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, khi bón lót phân tổng hợp NPK (16-16-8) với hàm lượng từ 0% - 6% so với trọng lượng ruột bầu, thì cây con Gõ đỏ có những phản ứng khác nhau trong 1-2 tuần đầu. Một số cây mầm bị chết hoặc sinh trưởng bất thường ở những nghiệm thức bón 5%-6% NPK so với trọng lượng bầu (phụ biểu 9.10). Trong tháng đầu, những cây mầm ở các lô bón từ 5% – 6% NPK so với trọng lượng ruột bầu vẫn sinh trưởng kém và không đồng đều (phụ biểu 9.11). Tỷ lệ chết ở những nghiệm thức này khoảng 10% - 20% số cây. Nhưng từ tháng thứ 2 trở đi, những cây con ở những lô được bón 3% - 6% NPK (so với trọng lượng ruột bầu) bắt

đầu sinh trưởng mạnh dần và vượt trội hơn so với những nghiệm thức khác.

Ở những lô không bón NPK, cây sinh trưởng kém hơn so với các lô có bón NPK, nhưng lá vẫn xanh, thân cây thẳng. Từ tháng thứ 5 - 6, lá cây con ở

những lô không được bón NPK chuyển dần sang màu hơi vàng.

Kết quả nghiên cứu sau 6 tháng đã chỉ ra rằng, khi bón lót phân hỗn hợp NPK từ 0% - 6% so với trọng lượng ruột bầu, thì phản ứng sinh trưởng

đường kính, chiều cao và sinh khối của Gõ đỏ là không giống nhau. Hàm lượng NPK tối ưu cho sinh trưởng đường kính của Gõ đỏ 6 tháng tuổi là 9,9%, dao động từ 4,9% - 14,8%. Hàm lượng NPK tối ưu cho sinh trưởng chiều cao của Gõ đỏ 6 tháng tuổi là 6,8%, dao động từ 5,7% - 7,9%. Hàm

lượng NPK tối ưu cho sự hình thành sinh khối khô của Gõ đỏ 6 tháng tuổi là 5,5%, dao động từ 5,0% - 6,0%.

Kết quả nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng, việc bón lót phân tổng hợp NPK có tác dụng làm nâng cao hàm lượng đạm trong thân và rễ Gõ đỏ. Chính sự nâng cao hàm lượng đạm tổng số trong thân và rễ đã đẩy nhanh tăng trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của Gõ đỏ trong 6 tháng đầu

ở vườn ươm.

Sở dĩ nghiệm thức 5% - 6% NPK so với trọng lượng ruột bầu đưa đến hiệu quả cao trong sinh trưởng của Gõ đỏ 6 tháng tuổi là vì, cả ba yếu tố N, P và K đều là những chất khoáng cần thiết cho cây. Khi bón lót nhiều NPK, thì dưới ảnh hưởng của việc tưới nước một phần trong số chúng vẫn còn

được giữ lại trong túi bầu. Kết quả là cây con Gõ đỏ vẫn được cung cấp đủ

N, P và K. Trái lại, nếu bón NPK với hàm lượng thấp, thì dưới ảnh hưởng của việc tưới nước phần lớn trong số chúng sẽ bị rửa trôi. Kết quả là cây con Gõ đỏ sinh trưởng kém dần do thiếu N, P và K. Nhiều nghiên cứu [3, 6, 8, 22, 27, 31, 41, 48] đã chỉ ra rằng, sự phối hợp NPK theo tỷ lệ thích hợp sẽ đẩy nhanh sinh trưởng của cây gỗ.

Như vậy, tổng hợp những kết quả phân tích phản ứng của Gõ đỏ với hàm lượng phân tổng hợp NPK có thể đi đến nhận định rằng, Gõ đỏ là loài cây cần nhiều NPK để sinh trưởng và phát triển. Khi gieo ươm Gõ đỏ trên nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai, hỗn hợp ruột bầu cần phải được bổ sung phân tổng hợp NPK kèm theo 15% phân chuồng hoai. Hàm lượng phân tổng hợp NPK đảm bảo cho Gõ đỏ sống sót và sinh trưởng tốt trong 6 tháng đầu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Gõ đỏ (afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)