Cập nhật thường xuyên những bộ luật, văn bản, quy định mới của Nhà nước liên quan đến hoạt động của công ty.
Công ty cần lên kế hoạch đầu tư vốn vào cơ sở vật chất của công ty như hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải,… để hoàn thiện dịch vụ logistics của công ty trong khỏang thời gian sớm nhất.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là bán cước vận chuyển hàng xuất nhập khẩu và làm dịch vụ thông quan giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vì vậy trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu để mở rộng lĩnh vực hoạt động. Trong 3 lĩnh vực dịch vụ mà công ty cung cấp, doanh số của cước xuất khẩu luôn chiếm vị trí thấp nhất nên công ty cần củng cố và đẩy mạnh thị trường cước xuất khẩu hơn nữa.
Ban lãnh đạo công ty nên tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Đồng thời, công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo nhằm giúp nhân viên trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của nhau.
Công ty nên có chế độ lương bổng và khen thưởng hợp lý cho nhân viên dựa trên nguyên tắc ai làm tốt, có công thì được thưởng; ai làm sai, phạm lỗi thì bị phạt; có như vậy thì mới khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
KẾT LUẬN
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với nước ta là một nước phát triển. đẩy mạnh xuất khẩu là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuấ khẩu cũng chính là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng vững vàng hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong khi thế giới sắp hình thành cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015, tiến tới phát triển thành một doanh nghiệp lớn mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.
Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xuất nhập khẩu được đánh giá là một trong những công ty hiệu quả trong lĩnh vực logistics, là thành viên chính thức của FIATA, VIFFAS, VCCI. Công ty đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần – tiếp vận (Logistics Provider) đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương chuyên về dịch vụ “một cửa” và trọn gói cho khách hàng.
Với đề tài:”Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế”. Em đac có cơ hội được tiếp cận với thực tế nghiệp vụ tại công ty và có thêm nhiều thông tin, kiến thức có ích. Em hy vọng rằng những nghiên cứu, suy nghĩ, ý kiến của em trong đề tài này sẽ có ý nghĩa thiết thực, hữu ích với Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Gia Lộc, Gíao trình Nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương 1.
2. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân và TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Thanh toán
quốc tế.
3. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương, Nhà xuất
bản thống kê - 2006.
4. Phạm Mạnh Hiền (2007), Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong
ngoại thương, Nhà xuất bản thống kê.
5. GS.TS Võ Thanh Thu. Kĩ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản Lao
động – Hà Nội.
6. Luật thương mại của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.
7. Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế năm 2009,
2010, 2011, 2012.
8. Mạc Sỹ Thành (2009), Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
bằng đường biển và giải pháp nâng cao hiệu quả Fruit And Green, Luận văn tốt nghiệp.
9. Võ Thị Thúy Yên, Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công
ty TNHH Quốc Tế DELTA, Chuyên đề tốt nghiệp.
10.Website của công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế Interlogistics, truy
cập từ www.interlogistics.com.vn.
11.Giao nhận hàng hóa bằng đường biển, truy cập từ http://www.lfb.vn/thuong- mai-quoc-te/304-giao-nhan-hang-hoa-bang-duong-bien.html .
12.Danalogistics, Quy trình giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa, truy cập từ
http://www.danalogistics.vn/consulting/5/65/-quy-trinh-giao-nhan-xuat- nhap-khau-hang-hoa/ .
PHỤ LỤC
1. Shipping Instruction. 2. Bill of Lading.
3. Tờ khai hải quan điện tử.
4. Phụ lục tờ khai hải quan điện tử.
5. Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy. 6. Chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin).
7. Chứng nhận hun trùng ( Certificate of Cumigation).
8. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate). 9. Hóa đơn thương mại/ phiếu đóng gói (Invoice/ Packing List). 10.Hợp đồng ngoại thương (Commercial Contract).