Khái niệm năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức chương sóng cơ - vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 26 - 29)

Khái niệm năng lực đƣợc dùng ở đây là đối tƣợng của tâm lý, giáo dục học. Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực.

Theo Từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2008) “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [10]

Theo John Erpenbeck “năng lực đƣợc tri thức làm cơ sở, đƣợc sử dụng nhƣ khả năng, đƣợc quy định bởi giá trị, đƣợc tăng cƣờng qua kinh nghiệm và đƣợc hiện thực hoá qua chủ định” [83]

Weinert (2001) định nghĩa “năng lực là những khả năng và kỹ xảo học đƣợc hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng nhƣ sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”.

Nhƣ vậy năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố nhƣ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành động là một loại năng lực, nhƣng khi nói phát triển năng lực ngƣời ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động.

Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động [44]

“Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị” [14] [44] .

Sáng tạo là một tiềm năng vốn có trong mỗi con ngƣời, khi gặp dịp thì bộc lộ, cần tạo cho HS có những cơ hội đó; mỗi ngƣời có thể luyện tập để phát triển óc sáng tạo trong lĩnh vực hoạt động của mình

Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới.

Trong khoa học kỹ thuật, khi xem xét những phát kiến, phát hiện, sáng chế, phát minh, ngƣời ta dựa theo tiêu chuẩn sau đây:

- Đƣợc thừa nhận là một phát minh, nếu nó là một sự xác lập những quy luật, những thuộc tính, những hiện tƣợng chƣa biết trƣớc đây, tồn tại một cách khách quan của thế giới vật chất. Phát minh là sự tìm ra những thuộc tính, cấu trúc, qui luật của sự vật, hiện tƣợng, quá trình trong tự nhiên, tồn tại một cách khách quan

mà trƣớc đó chƣa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con ngƣời. Phát minh không có giá trị thƣơng mại, không có khái niệm cấp bằng phát minh và không đƣợc bảo hộ pháp lý.

Ví dụ: Archimet phát minh định luật về lực đẩy của nƣớc, Lebedev phát minh tính chất áp suất của ánh sáng…

- Đƣợc thừa nhận là phát kiến, nếu nó là một cách giải quyết mới mẻ một nhiệm vụ trong bất kỳ lĩnh vực nào của kinh tế quốc dân, văn hoá, y tế hay quốc phòng mang lại một hiệu quả tích cực [72] . Phát hiện là sự tìm ra những sự vật, hiện tƣợng, quá trình trong tự nhiên, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Giống nhƣ phát minh, phát hiện không có giá trị thƣơng mại, không đƣợc bảo hộ pháp lý và cũng không có khái niệm cấp bằng phát minh.

Ví dụ: Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium, Colomb phát hiện châu Mỹ, Faraday phát hiện ra hiện tƣợng Cảm ứng điện từ và sau đó phát minh ra định luật Faraday về cảm ứng điện từ.

Sáng chế là sự tìm ra một qui trình, giải pháp kỹ thuật mới mang tính nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng đƣợc hay làm ra thiết bị kĩ thuật mới nào đó. Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa thƣơng mại, đƣợc cấp bằng sáng chế độc quyền (patent), có thể mua bán bằng sáng chế, cấp giấy phép sử dụng (licence) và đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Ví dụ: James Watt sáng chế ra máy hơi nƣớc, Nobel sáng chế ra công thức thuốc nổ TNT…

Trong dạy học, phát huy sáng tạo của HS là đƣờng lối chung của Đảng ta và là mong muốn của mọi thầy giáo, mọi nhà giáo dục. Nhƣng dạy sáng tạo là thế nào và quan trọng hơn là làm thế nào để đảm bảo phát huy năng lực sáng tạo của HS khi dạy học?

Sáng tạo là một dạng hoạt động trí tuệ cấp cao mà kết quả là tìm ra cái mới. Hoạt động sáng tạo dựa trên hai yếu tố cơ bản là tƣ duy và tƣởng tƣợng.

Tƣ duy thông thƣờng đƣợc hiểu là suy nghĩ. là quá trình sắp xếp, nhào nặn những điều đã có ở trong đầu, để tìm ra một cái gì mới mẻ, nhằm trả lời đƣợc các vấn đề, các câu hỏi đặt ra.

Tƣởng tƣợng là sự hình dung trong đầu những hình ảnh mới chƣa từng có trong kinh nghiệm cá nhân, trên cơ sở phát triển những biểu tƣợng đã có.

Cũng nhƣ tƣ duy, tƣởng tƣợng là một dạng hoạt động sáng tạo và về quy trình, nó cũng có các bƣớc cơ bản nhƣ: Phân tích – tổng hợp; So sánh; Trừu tƣợng hoá; Khái quát hoá.

Nhƣng nó khác với tƣ duy ở chỗ, nếu tƣ duy dựa trên khái niệm, thì tƣởng tƣợng lại dựa vào hình ảnh. Vì vậy, việc tạo ra, duy trì và tích luỹ những hình ảnh rõ ràng và diễn cảm là cơ sở rất quan trọng để hình thành năng lực tƣởng tƣợng.

Trong nghiên cứu vật lí, chu trình sáng tạo khoa học diễn ra gồm bốn giai đoạn (xem trang 24-25), trong đó khó khăn nhất, đòi hỏi sự sáng tạo cao nhất là giai đoạn từ những sự kiện thực nghiệm khởi đầu đề xuất mô hình giả thuyết và giai đoạn đƣa ra phƣơng án TN để kiểm tra hệ quả suy ra từ mô hình giả thuyết. Trong giai đoạn từ những sự kiện thực nghiệm khởi đầu để xuất mô hình giả thuyết, không có con đƣờng suy luận lôgíc mà phải chủ yếu dựa vào trực giác [53] [57] [55] [54] [42] [65]

Vấn đề bản chất tâm lý học của trực giác là vấn đề về cơ chế giải quyết các nhiệm vụ nhận thức mà không thể thực hiện đƣợc bằng con đƣờng suy luận lôgic. Đó là trƣờng hợp mà chủ thể nhận thức không có đủ tri thức cần thiết cho việc biến cải tình huống dần dần để cuối cùng đi đến giải quyết một nhiệm vụ. Ở đây, bắt buộc phải đƣa ra một phỏng đoán mới, một giải pháp mới chƣa hề có, một hoạt động sáng tạo thực sự.

Năng lực sáng tạo gắn liền với kỹ năng, kỹ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, càng thành thạo và có kiến thức sâu rộng thì càng nhạy bén trong dự đoán, đề ra đƣợc nhiều dự đoán, nhiều phƣơng án để lựa chọn, càng tạo điều kiện cho trực giác phát triển, bởi vậy, không thể rèn luyện năng lực sáng tạo tách rời, độc lập với học tập kiến thức về một lĩnh vực nào đó [72] .

Một phần của tài liệu xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức chương sóng cơ - vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 26 - 29)