I Các nhóm thuốc còn lại ^ Bốn nhóm thuốc có nhiều số đăng ký
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 3.1.Kết luận.
3.1.Kết luận.
Qua quá trình khảo sát danh mục thuốc đăng ký giai đoạn 1997 - 2002 và mô hình bệnh tật ở Việt Nam trong những năm gần đây cho kết quả sau:
3.1.1. Về mô hình bệnh tật:
-Tỷ lệ mắc các bệnh dịch lây có xu hướng giảm (59,20% năm 1986 đến năm 2000 chỉ còn 32,11%). Đồng thời số lượng tử vong do các bệnh dịch lây cũng giảm mạnh(Từ 52,10% năm 1986 đến 26,08% năm 2000).
-Các bệnh không lây có tỷ lệ mắc gia tăng qua các năm (Từ 39,00% năm 1986 đến 54,20% năm 2000).
Tỷ lệ chết do nhóm bệnh này cũng tăng mạnh:(Từ 41,80% năm 1986 đến 52,25% năm 2000).
-Đặc biệt là nhóm bệnh tai nạn, ngộ độc, chấn thương có tỷ lệ mắc tăng vọt: 1,80% năm 1986 tới 13,69% năm 2000. Trong đó tỷ lệ chết của nhóm bệnh này có sự tăng mạnh mẽ nhất (Từ 6,10% năm 1986 đến 21,67% năm 2000).
*Như vâv: Trong những năm gần đây và những năm tới cuộc chiến chống bệnh tật không chỉ đơn thuần là cuộc chiến chống các bệnh nhiễm trùng mà đó là cuộc chiến trên cả hai mặt trận: Bệnh nhiễm trùng và nhóm bệnh không nhiễm trùng. 3.1.2. Dưới sự tổ chức và quản lý chặt chẽ của BYT, sau một khoảng thời gian ngắn (Từ 1994 đến 2002) danh mục thuốc đăng ký đã có sự thay đổi rất lớn. Đặc biệt về cơ cấu danh mục thuốc đã có sự cân đối hơn rất nhiều. Sự gia tăng của số lượng SDK ở tất cả các nhóm điều trị.
+Trong đó nổi lên là một số nhóm có sự gia tăng mạnh như nhóm thuốc kháng khuẩn, nhóm giảm đau hạ nhiệt kháng viêm, nhóm vitamin và thuốc bổ, nhóm thuốc đường ruột, hormon và cấu trúc giống hormon.
+Một số nhóm trước kia còn thiếu rất nhiều nhưng tới nay đã có sự gia tăng tương đối mạnh, phù hợp vói nhu cầu điều trị.Đó là các nhómiChống ung thư (từ 1 SDK năm 1994 đến nay là 52 SDK), thuốc điều trị các rối loạn về tâm thần (từ 5 SDK năm 1994 đến nay là 25 SDK), thuốc chống động kinh (từ 18 SDK năm
1994 tới nay là 54 ssSĐK).
+Một số nhóm điều trị còn thiếu rất nhiều như: Nhóm thuốc chống độc (45 SDK), huyết thanh Globulin miễn dịch (27 SDK), thuốc chống đau nửa đầu (16 SDK).
3.1.3. Còn có sự lập trung cao SDK ở một số nhóm thuốc. Đặc biệt là các nhóm: +Giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm (869 SDK, chiếm 8,96% tổng lượng thuốc đăng ký).
+Nhóm kháng khuẩn (2094 SDK, chiếm 21,6% tổng lượng thuốc đăng ký). +Nhóm thuốc đường ruột (664 SDK, chiếrn 6,84% tổng lượng thuốc đăng ký). +Nhóm thuốc bổ và vitamin (1059 SDK, chiếm 10,9% tổng lượng thuốc đăng ký).
Sự tập trung này đáp ứng được mô hình bệnh tật chung ở nước ta trong giai đoạn gần đây và trong những năm sắp tói.
Nhưng chính sự tập trung về số lượng số đăng ký cũng gây ra một số khó khăn như:
+Làm nhiễu danh mục, khó khăn cho việc quản lý, cho việc lựa chọn sử dụng (cho bác sĩ và bệnh nhân).
+Tạo tiền đề cho cạnh tranh không lành mạnh giữa các Công ty sản xuất và kinh doanh thuốc. Đặc biệt có thể phá giá giữa các nhà sản xuất, gây sự rối loạn trên thị trường thuốc.
3.1.4. Trong cơ cấu danh mục thuốc nổi lên là nhóm thuốc bổ và Vitamin với 1059 SĐK( so với 517 SDK năm 1994 ). Nhóm này có số lượng nhiều, đáp ứng 1059 SĐK( so với 517 SDK năm 1994 ). Nhóm này có số lượng nhiều, đáp ứng nhu cầu sử dụng chung của tất cả các nhóm bệnh.
Ngoài sự tham gia mạnh mẽ cuả các công ty dược Hàn Quốc, Ấn Độ các công ty trong nước đã có thể sản xuất tốt và đáp ứng với nhu cầu sử dụng.
Trong nước vẫn chưa sản xuất được một số Vitamin như: Vitamin E, vitamin B5, vitamin B9, vitamin H và hầu hết các dịch truyền acid amin. Vì vậy nhóm này vẫn phải nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.
3.1.5. Số lượng SDK cấp nhiều nhưng số lượng hoạt chất thì lại chưa tương xứng. Tính tới 03 năm 2002 số lượng hoạt chất trong nước đăng ký 365, thuốc nước ngoài là 924, trong khi đó trên thế giới hiện đang sử dụng khoảng 3000 đến 5000 hoạt chất.
Đặc biệt số lưựng số đăng ký của thuốc sản xuất trong nước là 5429 SDK, chiếm tới 56% tổng số lượng thuốc đăng ký. Nhưng số lượng hoạt chất hoạt chất chỉ là 365, chiếm 35% tổng lượng hoạt chất đăng ký. Thực tế khảo sát cho thấy trong nước chỉ sản xuất được những thuốc thông thường, còn một số thuốc mới, thuốc chuyên khoa, thuốc có công nghệ bào chế hiện đại thì chưa sản xuất được mà chủ yếu nhập khẩu (VD: Nhóm thuốc xịt hen như Ventonyl, Brycanyl, nhóm thuốcdịch truyền acid amin .)• Đây là một thực trạng khó khăn của ngành dược nước nhà.
3.1.6. Số lượng thuốc y học cổ truyền tăng cao, tính đến thời điểm tháng 3 năm 2002 là 1536 SDK.
Nhóm này tuy có số lượng nhiều nhưng cho tới nay vẫn có sức tiẽu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu điều tiỊ bằng thuốc y học cổ truyền của người dân. Nhưng số lượng quá nhiều cũng gây khó khăn cho việc lựa chọn thuốc của bệnh nhân (Nhóm này chủ yếu bệnh nhân tự mua để điều trị)
3.1.7 Số lượng nguyên liệu đăng ký rất thấp (5%). Qua khảo sát cho thấy chỉ các doanh nghiệp dược phẩm trong nước sản xuất được một số hoạt chất và tá dược đơn giản, ở quy mô nhỏ.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu ở ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Châu âu.
3.2.Đề xuất.
3.1.1.Tới thời điểm này số lượng SDK được cấp là tương đối nhiều. Bộ y tế cần có sự cập nhật, phân tích, đánh giá cơ cấu danh mục thuốc đăng ký để kịp thời quản lý, điều chỉnh cho phù hợp hơn, cân đối hơn với mô hình bệnh tật của nước ta trong những năm tới.
Đồng thời qua phân tích đánh giá cơ cấu danh mục thuốc đăng ký lưu hành tìm được những nhóm hoạt chất nào còn thiếu? nhóm thuốc nào đã thích ứng với nhu cầu điều trị ? nhóm thuốc nào sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu điều trị ? .Từ những kết quả đó đưa ra các danh mục hạn chế nhập khẩu, danh mục khuyên khích nhập khẩu, danh mục hoạt chất còn thiếu.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy nên hạn chế cấp SDK thuốc nước ngoài với những thuốc mà Việt Nam có thể sản xuất và đáp ứng được nhu cầu sử dụng như :chế phẩm có Paracetamol, kháng sinh Ampicicllin, Amoxillin , Vitamin và thuốc bổ, thuốc ho long đờm. Đồng thời khuyên khích nhập khẩu, cấp SDK với các thuốc mà tính độc quyền còn cao hoặc có quá ít sản phẩm cạnh tranh như:thuốc tâm thần, thuốc chống ung thư, thuốc chống đau nửa đầu.
3.1.2.CÓ chính sách khuyên khích, đầu tư trang thiết bị, dây truyền công nghệ,nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có công nghệ bào chế hiện đại, để tạo ra các sản phẩm có hiệu quả điều trị cao, tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm thuốc sản xuất trong nước trên thị trường.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp dược phẩm trong nước triển khai thực hiện GMP , tiến iới thực hiện tất cả các xí nghiệp sản xuất trong nước đều đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP).
3.1.3.Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu KHKT để có thể sản xuất được nhiều nhóm hoạt chất, nguyên liệu làm thuốc.Từ đó tập trung mọi nguồn lực, đầu tư trang thiết bị công nghệ để đưa KHKT vào thực tiễn, khắc phục khoảng trống của sản xuất trong nước.
Qua đó tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, hạn chế thuốc nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
3.1.4.BỘ y tế đã và cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích hơn nữa trong việc tiêu thụ sản phẩm dược sản xuất trong nước.Đó là động lực rất lớn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước phát triển .
Chính sách đó có thể là :ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước vào danh mục thuốc Bảo hiểm y tế, danh mục thuốc của khoa dược các bệnh viện.ưu tiên hoặc có hỗ trợ trong các đấu thầu thuốc (vì các xí nghiệp trong nước có tiềm
lực kinh tế thường kém hơn các công ty nước ngoài nên thường có thế yếu hơn trong các cuộc đấu thầu thuốc).
3.2.5.Khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước liên doanh với các công ty nước ngoài. Đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đơn giản hoá việc cấp giấy phép liên doanh trong nghành dược.
Đồng thời khuyên khích các công ty liên doanh đầu tư, sản xuất các nhóm thuốc mới mà trong nước chưa sản xuất được.
Với chính sách này sẽ giúp các công ty dược trong nước vượt qua khó khăn về vốn và công nghệ-một khó khăn chung của nghành Dược Việt Nam.