Các nhóm chất tự nhiên sử dụng trong nuôi cấy mô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước dừa, nước chiết từ mầm ngô và nước chiết từ quả táo đến sinh trưởng của cây hoa cúc nhật CN01 (chrysanthemum maximum seiun 3) in vitro (Trang 29 - 32)

- Đe đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay, các nhà nuôi cấy mô và tế bào đã không ngừng nghiên cứu và tìm tòi ra các biện pháp làm tăng năng suất và chất lượng cây giống. Họ khắng định môi trường chỉ bao gồm muối khoáng và đường chưa đủ cho tế bào sinh trưởng tốt. Yì vậy, thành phần môi trường nuôi cấy ngày càng trở nên phong phú, đầy đủ và phức tạp hơn. Người ta đã bổ sung vào môi trường nuôi cấy một số nhóm chất tự nhiên nhằm làm gia tăng thành phần dinh dưỡng và các chất có hoạt tính sinh học cao nên sẽ kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây ỉn vitro. Một số dịch chiết hữu cơ thường được bổ sung như: nước dừa, dịch chiết mầm lúa mỳ, dịch chiết nấm men [31], [32], [2] ngoài ra còn có nước chiết từ quả táo, nước chiết từ mầm ngô...

1.5.1. Nước dừa

- Năm 1941, Datura và Daucus đã sử dụng nước dừa để nuôi phôi và mô. Theo kết quả phân tích thành phần nước dừa từ non tới già của Tuleckevad (1961) cho thấy trong nước dừa có:

- Amino acid tự do: Đạt nồng độ từ 190,5 ppm đến 685 ppm trong nước dừa tùy theo tuổi của quả tính từ non tới già. Khi hấp ở nhiệt độ cao chỉ còn 70 ppm [2].

- Amino acid dạng liên kết có trong protein và peptid. - Axit hữu cơ

- Đường

- Ngoài ra, nước dừa còn chứa các họp chất quan trọng đối với tế bào nuôi phân lập như:

- Myo Inositol

- Các hợp chât có hoạt tính auxin

- Các cỵtokinin dạng glycoside

1.5.2. Nước chiết từ quả táo

- Thành phần có nhiều trong táo là carbohydrat (pectin...), acid malic, acid quinic và các acid hữu cơ khác; các hợp chất thơm; các sinh tố và nguyên tố: K, p, Fe, Zn có vai trò trong sinh trưởng.

1.5.3. Nước chiết từ mầm ngô

- Nhắc tới ngô thì có rất nhiều loại ngô, các giống ngô nếp, ngô răng ngựa ở nước ta thì có hàm lượng tinh bột cao, lượng đường ít. Trong khi các loài ngô ở Mỹ và châu Âu thường được lai tạo để có lượng tinh bột rất ít, độ ngọt cao (họ vẫn gọi là sweetcorn).

- Trong ngô chứa rất nhiều thành phần hóa học quan trọng, có ý nghĩa như: protein, lipit, các loại axit amin, khoáng và các vitamin [33]:

- Protein: Ngô có từ 8,5 - 10% protein, protein chính của ngô là zeatin, một loại prolamin gần như không có lysin và tryptophan. Neu ăn phối họp ngô với đậu đỗ và các thức ăn động vật thì giá trị protein ngô sẽ tăng lên nhiều.

- Lỉpit: Lipit trong hạt ngô toàn phần từ 4 - 5%, phần lớn tập trung ở - mầm.

- Chất béo: Trong ngô có 50% là axit linoleic, 31% là axit oleic, 13% là axit panmitic và 3% là stearic.

- Gluxit: Gluxit trong ngô khoảng 60% chủ yếu là tinh bột, ở hạt ngô non có thêm một số đường đơn và đường kép.

3 0

- Chất khoáng: Ngô nghèo canxi, giàu photpho. Giống như gạo, ngô cũng là thức ăn gây toan.

- Vitamin: Vitamin của ngô tập trung ở lớp ngoài hạt ngô và ở mầm. Ngô cũng có nhiều vitamin Bl. Vitamin pp hơi thấp cộng với thiếu tryptophan một axit min có thể tạo vitamin pp. Vì vậy nếu ăn ngô đơn thuần và kéo dài sẽ mắc bệnh Pellagre. Riêng ngô vàng có chứa nhiều caroten (tiền vitamin A).

- Letham và Miller (1963) lần đầu tiên đã tách được cytokinin tự nhiên ở dạng kết tinh từ hạt ngô gọi là zeatin và có hoạt tính mạnh hơn kinetin 10 - 100 lần [34], [35].

-CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Vật liệu

2.1.1. Vật liệu thực vật

- Cây cúc CN01 (Chrysanthmum maxỉmum Seiun - 3) do phòng Sinh lý thực vật, Khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cung cấp.

-

- Hình 2.1. Mẩu cúc CN01 (Chrysanthmum maximum Seiun - 3) vô trùng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước dừa, nước chiết từ mầm ngô và nước chiết từ quả táo đến sinh trưởng của cây hoa cúc nhật CN01 (chrysanthemum maximum seiun 3) in vitro (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w