- Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất thức ăn khoáng từ xương động vật;
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào kết quả tìm hiểu tổng quan về tình hình nghiên cứu và sử dụng máy nghiền trong nước và nước ngoài, chúng tôi chọn máy nghiền dạng răng để nghiền xương động vật trong dây chuyền sản xuất bột khoáng làm thức ăn chăn nuôi có năng suất 1tấn/h làm đối tượng nghiên cứu. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy nghiền răng (ký hiệu NR-1) được thể hiện trên hình 2.1.
108 8 7 4 3 2 1 11 9 12 6 5
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo máy nghiền xương động vật dạng răng NR-1
1-Khung máy; 2- Sàng; 3- Răng tĩnh;
4- Đĩa răng tĩnh; 5-Quạt gió; 6- Phễu cấp liệu ; 7- Nắp ; 8 – Rôto.;9-Ổ đỡ trục ; 10- Trục; 11- Bộ truyền đai; 12-Động cơ điện.
Cấu tạo máy gồm có rôto 8 lắp trên trục quay 10; trên rôto có lắp các răng nghiền tạo thành các vòng tròn đồng tâm. Các vòng răng càng xa tâm quay thì bước răng càng giảm. Đối diện với rôto là đĩa răng tĩnh, đĩa răng tĩnh lắp chặt với nắp máy. Trên đĩa răng tĩnh cũng lắp các răng nghiền tạo thành các vòng tròn đồng tâm. Các răng này càng xa tâm quay bước răng càng giảm dần. Các vòng răng trên đĩa răng tĩnh nằm xen kẽ giữa các vòng răng trên rôto.
Quá trình làm việc của máy như sau: nguyên liệu được đưa vào buồng nghiền từ phễu nạp liệu 6 qua cửa nạp liệu, nhờ góc nghiêng của phễu nạp liệu và luồng không khí do rôto quay tạo nên, nguyên liệu rơi vào trong buồng nghiền theo hướng trục máy. Răng nghiền quay với tốc độ cao va đập vào nguyên liệu làm chúng bị vỡ ra, nguyên liệu bắn vào các răng tĩnh lắp trên đĩa răng tĩnh nảy ra tiếp tục bị các răng động va đập, nguyên liệu tiếp tục bị đập vỡ nhỏ dần. Những hạt có kích thước phù hợp sẽ lọt dần qua các hàng răng; cứ như thế cho đến khi nguyên liệu có độ nhỏ nhất định sẽ thoát qua sàng 2 ra ngoài qua cửa thoát sản phẩm. Hạt nguyên liệu có kích thước chưa đạt yêu cầu tiếp tục bị các răng va đập, chà sát cho đến khi đạt độ nhỏ theo yêu cầu sản phẩm. Với kết cấu như trên máy có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Máy sử dụng toàn bộ thể tích làm việc trong buồng nghiền nhờ các răng được lắp trên các vòng răng của rôto và nắp máy. Do các răng tĩnh lắp trên nắp máy không quay theo chiều quay của rôto nên chúng có tác dụng như
những tấm đập cản trở dòng nguyên liệu lưu chuyển, tức là khắc phục được phần lớn hiện tượng lưu chuyển của nguyên liệu trong buồng nghiền, làm tăng vận tốc va đập thực của răng nghiền vào vật liệu.
Việc bố trí khoảng cách giữa các răng trên các vòng răng khác nhau là khác nhau có tác dụng như là các cấp sàng sơ bộ (vì khe hở giữa các răng trên các vòng răng càng càng xa tâm quay càng nhỏ) và khi nguyên liệu di chuyển từ vòng trong cùng ra tới vòng răng ngoài cùng thì độ nhỏ của hạt nguyên liệu đã đạt yêu cầu kích thước sản phẩm.
- Khe hở giữa vòng răng động lắp trên rôto ở vòng ngoài cùng với sàng rất nhỏ do đó tăng khả năng va đập, chà sát và đảo trộn nguyên liệu, chống hiện tượng phân ly đồng thời tăng khả năng lọc thoát sản phẩm qua sàng.
- Các cánh quạt được hàn trên rôto nên khi rôto quay sẽ tạo ra một lưu lượng gió nhất định, vừa có tác dụng hút nguyên liệu từ cửa nạp liệu vào trong buồng nghiền, vừa đẩy các hạt nguyên liệu qua các vòng răng và qua sàng ra ngoài làm tăng khả năng phân ly và lọc sản phẩm nghiền.