Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Đặc trưng chủ nghĩa lãng mạn qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT (Trang 34)

V. Điều kiện và khả năng áp dụng

1. Đề bài về các tác giả, tác phẩm thơ Mới

1.2. Cách thức thực hiện

a.

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào nhận định (trích nguyên văn), phạm vi tư liệu.

b. Thân bài

- Bước 1: Giải thích nhận định: Đây đều là nhận định của các nhà phê bình, nghiên cứu về nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật, hồn cốt riêng của mỗi nhà thơ kết tinh trong thi phẩm của họ. Vì vậy, học sinh cần vận dụng kiến thức lý luận về đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, phong cách nghệ thuật của mỗi thi sĩ.... để giải thích; rút ra vấn đề cần nghị luận.

- Bước 2: Chứng minh: Chọn những thi phẩm tiêu biểu của tác giả, phân tích định hướng để làm sáng tỏ vấn đề. - Bước 3: Bình luận: + Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. + Đưa ra phản đề (nếu có). + Mở rộng, nâng cao vấn đề. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. 1.3. Ví dụ

1.3.1. Đề bài 1: Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh

niên bằng giọng yêu đời thấm thía” (Nhà văn hiện đại quyển 3). Qua việc phân tích các thi phẩm: “Vội vàng”, “Thơ duyên”, “Đây mùa thu tới” hãy làm sáng tỏ.

1.3.1.1. Xác định đề

- Kiểu bài: Phân tích định hướng để làm sáng tỏ một nhận định về tác giả văn học. - Vấn đề cần nghị luận: Thơ Xuân Diệu bộc lộ lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt, thể hiện ở: cảm hứng, đề tài, cảm xúc, giọng điệu -> Phong cách thơ Xuân Diệu. - Thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận,…

- Phạm vi tư liệu: Những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật Xuân Diệu; những thi phẩm “Vội vàng”, “Thơ duyên”, “Đây mùa thu tới”

1.3.1.2. Lập dàn ý a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào nhận định (trích nguyên văn), phạm vi tư liệu.

b. Thân bài

* Giải thích

- Ý kiến của Vũ Ngọc Phan đã khái quát lên nét đặc trưng của hồn thơ Xuân Diệu: lòng yêu đời, ham sống và khát khao giao cảm mãnh liệt.

- Khi Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn, “thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Xuất phát từ nhu cầu khát khao được giao cảm, thơ ông đã trở thành nhịp cầu của những tâm hồn đồng điệu.

- Tiếng thơ yêu đời này đã làm rung động đến trái tim của tuổi trẻ. Thi sĩ đã từng tâm sự: “Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và đặc biệt là trẻ lòng”. Trên văn đàn già cỗi bao nhiêu năm, thơ Xuân Diệu đã đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ của lớp thanh niên và được họ hưởng ứng nhiệt liệt. Khi Xuân Diệu mới xuất hiện, đã không ít người chê ông tây quá, nhưng thi sĩ đã tự tin mà khẳng định rằng: “Đã có thanh niên hoan nghênh tôi”.

- Lòng yêu đời thấm thía của Xuân Diệu thể hiện ở hai nguồn đề tài xuyên suốt: yêu đương và mùa xuân:

+ Văn học trung đại là nền văn học phi ngã, các tác giả trung đại quan niệm: “Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”, làm thơ viết văn là để nói chí tỏ lòng. Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) với khao khát bộc lộ cái tôi cá nhân và phơi trải lòng mình, đã viết rất nồng nàn về tình yêu, thứ tình cảm nhân bản và riêng tư nhất của con người.

+ Một năm bắt đầu từ mùa xuân, mùa tươi trẻ nhất, thiên nhiên và đất trời xanh non, biếc rờn sự sống. Cuộc đời lại bắt đầu từ tuổi trẻ, mùa xuân của đời người, nên Xuân Diệu viết rất nhiều, rất hay về mùa xuân. Xuân trong thơ ông luôn tràn trề nhựa sống, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, và đặc biệt tình tứ, làm đắm say lòng người. Với Xuân Diệu, xuân không chỉ là xuân của đất trời, mà còn là xuân trong lòng người, và tình xuân luôn dạt dào lai láng: “Tình không tuổi và xuân không ngày tháng”. Xuân đồng nghĩa với tuổi trẻ và tình yêu:

“Xuân của đất trời nay mới đến. Trong tôi xuân đến đã lâu rồi. Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi.

Trong vườn thơm ngát của hồn tôi”.

-> Với một hồn thơ yêu đời, ham sống, Xuân Diệu đã thổi vào thơ mới một luồng gió nồng nàn ít có trong thơ ca truyền thống.

- Lòng yêu đời, khát giao giao cảm của Xuân Diệu thể hiện ở hai dạng cảm xúc: vui và buồn. Xuân Diệu là thi sĩ lãng mạn, chủ nghĩa lãng mạn hướng người ta tới một thế giới lý tưởng, đòi hỏi sự hoàn mĩ, tuyệt đích. Nhưng trong tâm thế của một người dân mất nước không có tự do, cuộc sống của tầng lớp trí thức tù túng, ngột ngạt, nhạt nhẽo, cho nên khát vọng được sống hết mình, tận hiến, tận hưởng cuộc đời của thi sĩ không thực hiện được, đáp lại sự nồng nhiệt của ông chỉ là thái độ dửng dưng, nhạt nhẽo của người đời. Xuân Diệu không tìm được mối giao hòa, giao cảm với cuộc đời. Vì vậy trong thế giới nghệ thuật của ông, mùa xuân và bình minh thường đi kèm với chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh, sự nồng nàn đi liền với cảm giác cô đơn, bơ vơ. “Thơ Xuân Diệu buồn ngay giữa những điệu ấm nóng tươi vui” (Hoài Thanh). Và dù vui hay buồn thì cũng đều là biểu hiện của cùng một cái tôi thiết tha yêu đời Xuân Diệu.

=> Tóm lại: Vũ Ngọc Phan đã khái quát lên những nét chính của phong cách thơ Xuân Diệu: Thơ Xuân Diệu bộc lộ lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt, thể hiện ở: cảm hứng, đề tài, cảm xúc, giọng điệu.

* Chứng minh

- Phân tích định hướng ba thi phẩm “Vội vàng”, “Thơ duyên”, “Đây mùa thu tới” để làm sáng tỏ nhận định.

Lưu ý: Phân tích phải theo đúng đặc trưng của thể loại thơ trữ tình (chú ý vào các phương diện: cấu tứ, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, nhạc điệu, khoảng trống, khoảng trắng trong thơ…); đúng phong cách thời đại thơ Mới; đúng đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa; đúng phong cách tác giả… * Bình luận

- Đây là một nhận định đúng đắn, đã khái quát lên được những nét đặc sắc của hồn thơ Xuân Diệu.

- Chính những nét đặc sắc này đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo và sức hấp dẫn riêng của những vần thơ Xuân Diệu.

- Thơ Xuân Diệu đã khơi dậy trong ta tình yêu cuộc sống, khát vọng sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc -> Chức năng giáo dục của văn học. - Bàn về yêu cầu đối với nhà văn và độc giả.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

1.3.2. Đề bài 2: Nhận xét về bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính có ý kiến cho

rằng: “Giá trị của bài thơ không chỉ ở việc tác giả diễn tả khá mới mẻ cái tôi tha thiết, chân thành, khao khát yêu đương mà điều chủ yếu còn ở chỗ: nó gợi lên được hồn xưa của đất nước, đó là một điều quý giá vô ngần mà người ta không thể hiểu được bằng lí trí.”

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Tương tư” để làm sáng tỏ.

1.3.1.1. Xác định đề

- Kiểu bài: Phân tích định hướng để làm sáng tỏ một nhận định về một tác phẩm văn học.

- Vấn đề cần nghị luận: bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính không chỉ diễn tả mới mẻ cái tôi chân thành, tha thiết yêu đương; mà còn gợi lên được hồn xưa của đất nước.

- Phạm vi tư liệu: Những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật Nguyễn Bính; phong trào thơ Mới, bài thơ “Tương tư”

1.3.1.2. Lập dàn ý a. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, trích nhận định.

b. Thân bài

* Giải thích – Chứng minh (Hướng dẫn học sinh kết hợp giải thích và chứng minh theo hai luận điểm lớn)

● Luận điểm 1:

- Nguyễn Bính là gương mặt xuất sắc trong phong trào thơ Mới. Thơ ông hội tụ đầy đủ những đặc điểm của thơ Mới, mà tiêu biểu nhất là khát khao bày tỏ tình cảm của cái tôi cá nhân. Trong bài thơ “Tương tư”, nhà thơ đã bày tỏ được những sắc thái tình cảm muôn thuở, nhưng mới mẻ của con người trong tình yêu: nhớ nhung, trách móc, giận hờn, ước ao và đọng lại là nỗi buồn da diết. Những cung bậc tình cảm ấy được bộc lộ một cách đằm thắm, chân thành và tha thiết.

- “Tương tư” đã trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ca đông – tây – kim – cổ:

+ Ca dao: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ…”, “Nhớ ai hết đứng lại ngồi”…. Nhưng nếu như ca dao thường là những bài lục bát ngắn, thì bài thơ “Tương tư” lại khá dài, có dáng dấp của lục bát trường thiên hiện đại, để diễn tả được những cung bậc cảm xúc phong phú của nhân vật trữ tình. Và mỗi bài thường là những mảnh tâm trạng, những khoảnh khắc cảm xúc, thì Nguyễn Bính lại diễn tả được mạch phong phú, trọn vẹn.

+ Truyện Kiều: “Sầu đong càng lắc càng đầy. Ba thu dọn lại một ngày dài ghê” +Thơ ca Trung Quốc:

“Quân tại Tương giang đầu Thiếp tại Tương giang vĩ

Tương tư bất tương kiến Đồng ẩm tương giang thủy”

-> Cũng viết về đề tài này, nhưng bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính vẫn mang một dấu ấn riêng đặc sắc: Tương tư thường là nỗi nhớ của hai người, nhưng ở đây là nỗi nhớ đơn phương của một chàng trai trong thế bị động ngồi thở than, kể lể… - So sánh với Xuân Diệu:

“Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em”

(Tương tư chiều)

Nếu như nỗi nhớ trong thơ của “ông hoàng thơ tình” mãnh liệt, nồng nàn; thì nỗi nhớ trong thơ Nguyễn Bính đằm thắm, nhưng không kém phần tha thiết.

- Phân tích diễn biến tâm trạng tương tư của chàng trai: từ nhớ thương, giận hờn, trách móc, ước ao, mơ tưởng, và kết lại bằng khát vọng về tình yêu bền vững, gắn liền với hôn nhân.

-> Tiểu kết: Nguyễn Bính đã bày tỏ một cách mộc mạc, hồn nhiên cái tôi cá nhân. Qua đó, chúng ta cũng cảm nhận được dấu ấn tâm hồn của cả một thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản, với đời sống tâm hồn phong phú, nhạy cảm, khao khát yêu đương, và khát khao được sẻ chia, đồng điệu.

● Luận điểm 2: bài thơ còn gợi lên được hồn xưa của đất nước

- “Hồn xưa của đất nước”: Nếu như Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ là những thi sĩ của cảnh quê, thì Nguyễn Bính lại là nhà thơ của hồn quê, thơ Nguyễn Bính đã lưu giữ mảnh hồn xưa của đất nước. Vì vậy, tác giả của “Tương tư” đã “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Hoài Thanh).

- Bài thơ là bản nhạc lòng của một chàng trai đang yêu, nhưng ở tầng sâu của nó đã đem lại cho người đọc những rung cảm tinh tế, sâu sắc về một cái gì rộng lớn và thiêng liêng hơn. Bởi mối nhân duyên của đôi trai gái này gắn liền với khung cảnh và tạo vật thôn quê từ bao đời nay. Tình cảm của chàng trai giăng mắc cả không gian thôn làng (thôn Đoài – thôn Đông), đò giang, đầu đình, vương vấn trong những hình ảnh sóng đôi thân thuộc, gần gũi của làng quê: hoa bướm, giàn trầu, hàng cau…. Điều này tạo nên không gian quê kiểng cho nhân vật trữ tình bày tỏ

nỗi tương tư; đồng thời cũng là phương tiện để nhà thơ bộc lộ lòng mình một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị. Đó chính là hồn quê quyện trong mối duyên quê và cảnh quê.

- Sự thể hiện “hồn xưa của đất nước” trong lối suy nghĩ, xúc cảm gắn với đất trời, cây cỏ thiên nhiên:

+ Cách tính thời gian: “Ngày qua ngày lại qua ngày. Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

+ Cách tính không gian của người dân quê: “Bảo rằng cách trở đò giang. Không sang là chẳng đường sang đã đành. Nhưng đây cách một đầu đình. Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”

+ Thể hiện khát vọng: “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”.

- “Hồn xưa đất nước” lắng đọng trong nghệ thuật thể hiện: đậm đà phong vị ca dao:

- Giọng kể lể của điệu lục bát dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn với những cách nói, cách ví von bóng gió mà sâu sắc.

- Cách bộc lộ tình cảm, tâm trạng kín đáo bằng lối nói vòng thông qua những hình ảnh cặp đôi đậm chất quê hương.

- Nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ dân gian: địa danh (thôn Đoài – thôn Đông), cách đo đếm thời gian rất quê, số từ, thành ngữ được sử dụng nhuần nhuyễn…

- Thể thơ lục bát điệu nói dân gian nhẹ nhàng, mà đằm thắm, da diết, giàu dư vị. -> Nguyễn Bính đã dùng những hình thức dân gian để chuyển tải nội dung thẩm mĩ của thơ Mới. Với cái tôi độc đáo và sự cách tân nghệ thuật, Nguyễn Bính đã làm cho vườn hoa thơ Mới thêm giàu hương sắc bởi phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng mình.

* Bình luận

- Nhận định rất tinh tế và sâu sắc, đã làm nổi bật được hồn cốt riêng của thơ Nguyễn Bính, vừa rất hiện đại trong việc thể hiện trực tiếp cái tôi thơ Mới khao khát yêu đương, vừa rất truyền thống khi khơi dậy được “hồn xưa của đất nước”. Điều đó đã tạo nên giá trị và sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bính.

- Yêu cầu với nhà văn: “Trách nhiệm của nhà thơ là thể hiện rõ bản sắc của dân tộc mình trước thế giới” (Tagor)

- Yêu cầu với độc giả.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

2. Đề mang tính chất văn học sử về phong trào thơ Mới

Trong kiểu bài này, người ra đề đưa ra một ý kiến hoặc một nhận định mang tính chất văn học sử về phong trào thơ Mới. Để giải quyết tốt vấn đề, yêu cầu học sinh phải nắm vững đặc trưng của thơ Mới lãng mạn; làm sáng tỏ được những đặc trưng đó qua việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu của những tác giả xuất sắc. Như vậy, kiểu bài này vừa có tác dụng rèn luyện cho các em khả năng khái quát tổng hợp, vừa có kỹ năng cảm thụ, có cái nhìn bao quát, toàn diện, song không thoát ly những văn bản cụ thể. Hơn nữa, điều thiết yếu quyết định thành công của bài viết là học sinh phải có tư duy so sánh, đối chiếu để tìm ra sự khác biệt của phong trào thơ Mới so với thơ ca trung đại hoặc thơ cách mạng 1945 – 1975…

2.1. Một số đề bài

2.1.1. Đề 1: “Được giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính phi ngã, mỗi nhà thơ bằng giác quan của chính mình như lần đầu tiên khám phá ra thế giới. Thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh, và thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người.”

Bằng hiểu biết của em về thơ Mới, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

2.1.2.Đề 2: Từ việc phân tích, so sánh cảnh thu, tình thu, lời thơ trong bài “Thu

vịnh” (Nguyễn Khuyến) và “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu), anh chị hãy nêu nhận biết của mình về sự khác biệt giữa thơ trung đại và thơ Mới.

2.1.3. Đề 3: “Phong trào thơ Mới không chỉ là cuộc cách mạng về cảm xúc thơ, thể thơ, mà còn là cuộc cách mạng về lời thơ. Màu sắc cá thể của cảm xúc in rất đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, cá phép tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu riêng. Lời thơ được tổ chức theo hình thức gần với chuỗi lời nói tự nhiên của cá nhân hơn, không câu nệ vào những quy định gò bó về số lượng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm…”

(Ngữ văn 11, SGK thí điểm, Ban KHXH và NV, bộ 1, trang 68) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Vội

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Đặc trưng chủ nghĩa lãng mạn qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w