NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUÂT:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS (Trang 35 - 38)

Nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

- Để việc ứng dụng BĐTD phát huy hiệu quả lâu dài, bền vững, đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc các nội dung dạy học, các kỹ năng cần trang bị cho học sinh thấy được các ưu, nhược điểm của BĐTD để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu.Tích cực dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng kế hoạch; Bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên trong quá trình dạy học, nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có nhiều tài liệu, phương tiện

phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy học trong đó có BĐTD . Khuyến khích các tổ chuyên môn tổ chức thao giảng các tiết dạy ứng dụng BĐTD tìm ra nhiều cách dạy hay và sáng kiến mới. Đánh giá, xếp loại giáo viên đúng năng lực, trình độ và đề xuất khen thưởng kịp thời những giáo viên tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học.

Nói tóm lại, BĐTD có rất nhiều ưu điểm nhất là trong thời kì chúng ta đang đổi mới phương pháp dạy học. Nhận xét về nỗ lực đổi mới nghiên cứu, tổ chức dạy và học của ngành giáo dục trong nhiều năm gần đây, một lãnh đạo Quốc hội và Hội đồng khoa học của Quốc hội đã nói: “Tôi đánh giá cao nỗ lực của nhiều cán bộ nghiên cứu, GV trong việc tiếp cận, chủ động nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp tư duy hiện đại trên thế giới vào thực tiễn nước ta. Điều này cho thấy con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam rất đáng khâm phục, hoàn toàn có thể kế thừa, tiếp thu, làm chủ các tri thức mới và tinh hoa của nhân loại. Điều cần làm phía trước là làm sao nhân rộng các phương pháp mới, để nó không chỉ là các sản phẩm mang tính bí quyết của một vài cá nhân mà phải góp phần xây dựng và hình thành các thế hệ học trò - con người mới cho đất nước”.

Vâng, quả đúng như thế, nếu mỗi giáo viên và học sinh tích cực nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học trong đó biết sử dụng BĐTD một cách linh hoạt, phù hợp trong từng bài dạy, bài học sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình truyền thụ và tiếp nhận tri thức.Và BĐTD sẽ là đòn bẩy góp phần đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục, giúp học sinh tích cực chủ động và có tư duy tốt hơn.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi mới chỉ là bước đầu, còn mang nặng tính lý thuyết, không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những lời đóng góp quý báu của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp .

Xin trân trọng cảm ơn.

Yên Khánh, ngày 10 tháng 5 năm 2015

Phạm Thị The

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường- tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học.

2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009.

3. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội. 4. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition),

PalGraveMacmillian.

5. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan). 6. http://bandotuduy.violet

7. Tài liệu tập huấn chuyên môn do Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục đào tạo tổ chức.

8. Tham khảo nhóm Giáo dục công dân trường THCS Lê Quý Đôn, Yên Khánh, Ninh Bình.

9. Thiết kế bài giảng, SGV GDCD 6,7,8,9.

10. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.

11. Nguyễn Kỳ, “Phương pháp lấy người học làm trung tâm”; Nhà xuất bản giáo dục.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS (Trang 35 - 38)