PHẦN KẾT LUẬN I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS (Trang 33 - 34)

I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Với đề tài : “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS”, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:

1. Đối với giáo viên:

- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề về chuyên môn nghiệp vụ và cả về sự sáng tạo, nghệ thuật hội họa.

- Phải thường xuyên tổ chức dạy học theo phương pháp sử dụng BĐTD để phát triển hết khả năng sáng tạo, thẩm mỹ, khả năng tư duy của học sinh.

- Cần phải hướng dẫn kỹ cho học sinh chuẩn bị nội dung bài học ở nhà thông qua BĐTD, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em và quan tâm các nhóm, các học

sinh yếu kém, tuyên dương, động viên những nhóm học sinh làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao để khuyến khích các em phát huy tạo niềm say mê cho các em yêu thích môn học.

- Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng BĐTD và cũng không phải sử dụng cho mọi giờ học. Giáo viên cần có sự linh hoạt trong sử dụng BĐTD đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là đảm bảo việc truyền tải nội dung bài học.

- Khi thiết lập và hướng dẫn HS thiết lập bản đồ tư duy, không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc, đặc biệt tránh dùng những màu gần giống nhau sẽ gây rối mắt dẫn dến rối tư duy, khó nhớ.

- Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.

- Cần tìm từ khóa ngắn gọn và chính xác vì nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới của học sinh. Não người học sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ. Nếu trên mỗi nhánh ta viết đầy đủ cả câu hoặc viết dài dòng thì như vậy sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não.

- Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi cho học sinh làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học , đặc biệt là trong các tiết ôn tập trên lớp và tự ôn tập của học sinh.

2. Đối với học sinh:

- Luôn có niềm đam mê, sự hứng thú học tập bộ môn Giáo dục công dân - Thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên

- Lúc nào cũng có sẵn giấy A4, bút chì, bút màu, tẩy, bảng phụ trong cặp. - Phải rèn luyện sự sáng tạo, óc tư duy của mình trong cách học BĐTD.

- Chủ động sáng tạo bản đồ tư duy của mình không nên phụ thuộc vào mẫu hoặc cách vẽ của người khác.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w