BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS (Trang 31 - 32)

1. 3 Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần…:

1.2.BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực:

Việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh tự vẽ BĐTD theo ngôn ngữ của mình, theo

cách tư duy của mình có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát

đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. Điều đó sẽ gây hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học GDCD vốn “ đã, đang là buồn ngủ đối với học sinh hiện nay”.

2.BĐTD đối với giáo viên :

Đối với với giáo viên, trong quá trình dạy Giáo dục công dân, sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi phần của bài học, sau mỗi bài học hay sau mỗi chương học một cách rõ ràng, khoa học vì sử dụng phần mềm BĐTD như một hình ảnh trực quan cho học sinh dễ theo dõi những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Đặc biệt trong những giờ dạy sử dụng trình chiếu, sử dụng phần mềm BĐTD giáo viên có điều kiện truyền đạt kiến thức một cách sâu rộng hơn so với những giờ dạy truyền thống trước kia.

Nhờ BĐTD, ghi chú bài giảng của giáo viên trở nên linh hoạt, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, có điều kiện để dạy học sáng tạo. Sử dụng bản đồ tư duy không phải lúc nào cũng phải gắn với việc sử dụng máy trình chiếu, giáo viên và học sinh có thể tự vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau rất dễ kiếm. Với những bài học giáo viên thiết kế theo kiểu vừa khám phá kiến thức vừa hoàn thiện bản đồ tư duy trên bảng là một thiết kế rất thú vị đối với cả thày và trò, vừa sinh động, vừa ngắn gọn dễ hiểu, vừa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức..

Khác với kiểu soạn bài trước đây, trình bày nội dung tuần tự theo kiểu khô cứng, việc sử dụng BĐTD giúp bài giảng không những biểu thị sự kiện (nội dung) mà còn cho thấy mối liên hệ giữa các sự kiện (nội dung) ấy, từ đó giúp học sinh hiểu sâu hơn chủ đề, nắm bắt kiến thức nhanh hơn, tránh được kiểu truyền thụ kiến thức đọc - chép, học vẹt...

Tuy nhiên trong giảng dạy môn Giáo dục công dân không có phương pháp, biện pháp nào là độc tôn, là vạn năng cả. Người dạy cần kết hợp các phương pháp, biện pháp một cách sinh động để gây hứng thú cho HS và nâng cao hiệu quả giờ dạy.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Giáo dục công dân bậc THCS (Trang 31 - 32)