Mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và khối lượng đá tai với chiều dà

Một phần của tài liệu Đề tài Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của giống cá lóc (channa) (Trang 48 - 52)

và khối lượng của thân cá

● Mối tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá

Kết quả nghiên cứu này đã xác định được mối tương quan giữa chiều dài đá tai và chiều dài thân cá của 3 loài cá lóc: cá lóc đen, cá lóc bông và cá dầy.

Mối tương quan giữa chiều dài đá tai và chiều dài thân cá của 3 loài cá lóc có mối quan hệ rất chặt chẽ và mối tương quan chiều dài đá tai với chiều dài thân cá của cá lóc bông chặt chẽ hơn cá lóc đen và cá dầy. Mối quan hệ này được thể hiện qua các phương trình tương quan hồi qui tuân theo quy luật đường thẳng và hệ số R2 dao động từ 0,9241 đến 0,9726 (Hình 4.13, Hình 4.14 và Hình 4.15).

Khi chiều dài thân cá tăng lên thì chiều dài đá tai của cá cũng tăng lên tương ứng. Ứng với mỗi điểm thể hiện một cặp chiều dài đá tai – chiều dài thân cá thì các điểm không hoàn toàn nằm trên một đường thẳng mà có một số điểm nằm ngoài đường thẳng. Do thực tế một số cá thể cá chịu bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng như môi trường, thức ăn,..mà ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài thân cá và chiều dài đá tai. Qua phương trình tương quan hồi quy, khi ta biết chiều dài của đá tai của cá thì ta có thể ước đoán được chiều dài thân cá tương ứng. Đây là một điều rất ý nghĩa trong việc nghiên cứu về đá tai.

Hình 4.14: Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá lóc bông

● Mối tương quan chiều dài đá tai với khối lượng thân cá

Khi chiều dài đá tai phát triển thì khối lượng thân cá cũng phát triển tương ứng. Mối tương quan này khá chặt chẽ và được thể hiện qua phương trình tương quan hồi qui của 3 loài cá lóc: lóc đen, lóc bông và cá dầy (Hình 4.16, Hình 4.17 và 4.18).

Hình 4.16: Tương quan chiều đá tai và khối lượng thân cá lóc đen

Mối tương quan chiều dài đá tai với khối lượng thân cá của 3 loài cá tuân theo quy luật đường cong hàm số mũ với hệ số R2 dao động từ 0,905 đến 0,9402. Mối tương quan này cho thấy, cá ở giai đoạn nhỏ thì tốc độ chiều dài đá tai phát triển nhanh hơn khối lượng thân cá và khi cá dần dần trưởng thành thì tốc độ phát triển về chiều dài đá tai chậm lại.

● Mối tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai

Mối tương quan giữa chiều dài thân cá với khối lượng đá tai của 3 loài cá lóc được thể hiện qua các phương trình tương quan hồi quy tuân theo quy luật đường cong hàm số mũ (Hình 4.19, Hình 4.20 và Hình 4.21) và mối tương quan này khá chặt chẽ.

Hình 4.19: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá lóc đen

Hình 4.20: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá lóc bông

Cũng giống như mối tương quan giữa chiều dài đá tai với khối lượng thân cá. Khi chiều dài thân cá phát triển lên một khoảng nhất định thì khối lượng đá tai cũng

phát triển lên tương ứng một khoảng nhất định. Mối tương quan này của 3 loài cá lóc cho thấy tốc độ phát triển về chiều dài thân cá và khối lượng đá tai đều gần như cân bằng nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn cá nhỏ thì tốc độ tăng tưởng về chiều dài thân cá nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về khối lượng đá tai.

Hình 4.21: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng đá tai cá dầy

Tóm lại, tương quan giữa chiều dài – khối lượng của thân cá với chiều dài – khối lượng của đá tai thì có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Ý nghĩa của việc xác định mối tương quan này là từ một phương trình tương quan hồi quy, khi biết trước kích cỡ (chiều dài và khối lượng) của một viên đá tai cá thì ta có thể ước đoán được kích cỡ (chiều dài và khối lượng) của thân cá tương ứng. Điều này có thể giúp cho các nhà khoa học có thể ước đoán và xác định kích cỡ của một quần đàn cá trong tự nhiên khi biết trước kích cỡ đá tai của chúng.

Một phần của tài liệu Đề tài Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của giống cá lóc (channa) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w