Mô tả hình thái đá tai của các loài cá thuộc giống cá lóc Channa

Một phần của tài liệu Đề tài Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của giống cá lóc (channa) (Trang 42 - 48)

Loài 1 : Cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1795)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hình dạng đá tai bên ngoài của cá lóc đen có dạng elip. Đá tai có màu trắng đục và có kích thước lớn. Mặt trong đá tai là một mặt lồi. Phần nhô ra nơi miệng rãnh là chủy. Phía trên miệng rãnh có phân nhô ra là đối chủy. Đối diện rãnh là phần đuôi. Rãnh trung tâm là đường dài, có đuôi uốn cong thon nhỏ. Rãnh trung tâm của đá tai cạn. Trên mép lưng có những điểm nhô lên xuống tạo nên răng cưa. Mặt ngoài đá tai là mặt lõm có bề mặt nhám. Đá tai rất dày (Hình 4.7).

Sau đây là một số hình ảnh về cấu trúc mặt ngoài và mặt trong của đá tai cá lóc đen ứng với chiều dài thân cá (Hình 4.8)

Nhóm 1: Nhóm cá có chiều dài thân FL < 20 cm

Nhóm 2: Nhóm cá có chiều dài thân 20 cm < FL < 27 cm

Nhóm 3: Nhóm cá có chiều dài thân 27 cm < FL < 35 cm

Hình 4.8: Kích cỡ và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá lóc đen

Sự khác biệt của đá tai giữa các nhóm theo chiều dài thân là: Nhóm 1: Mép lưng đá tai phân thùy và nhô lên cao.

Nhóm 2: Phần đuôi đá tai có nhiều răng và nhô ra cưa. Nhóm 3: Trên mép lưng đá tai có nhiều răng cưa.

Loài 2:Cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)

Với số mẫu quan sát cho thấy, hình dạng đá tai của cá lóc bông lúc nhỏ có hình dạng tam giác, khi lớn có dạng hình thoi. Hơi mỏng. Mặt trong đá tai là một mặt lồi. Miệng rãnh rất nhỏ. Phần nhô ra nơi miệng rãnh là chủy. Từ chủy đến đối chủy như một đường liền không có phần lõm vào.

Rãnh trung tâm là một đường dài, đi từ đầu rãnh trung tâm có kích thước rộng và hẹp ở chính giữa trung tâm đá tai và đến đuôi rãnh có kích thước rộng, đuôi rãnh rất cong và có hình bầu dục. Mép bụng và mép lưng của đá tai có nhiều điểm nhô lên xuống tạo nên răng cưa. Mặt ngoài đá tai là mặt lõm và nhám.

Ứng với khoảng chiều dài thân cá nhất định, thì hình dáng đá tai cũng thay đổi hình dạng theo khoảng chiều dài thân cá đó. Số mẫu cá lóc bông thu được chia chiều dài thân cá theo 3 nhóm ứng với 3 hình dạng khác nhau (Hình 4.10)

Nhóm 1: Nhóm cá có chiều dài thân 10 cm < FL < 15 cm

Nhóm 2: Nhóm cá có chiều dài thân 15 cm < FL < 20 cm

Nhóm 3: Nhóm cá có chiều dài thân 20 cm < FL < 25 cm

Hình 4.10: Kích cỡ và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác

Sự khác biệt của đá tai giữa các nhóm theo chiều dài thân là:

Nhóm 1: Đá tai có hình dạng hình tam giác. Mép lưng nhô lên rất cao. Nhóm 2: Đá tai có dạng hình thoi. Phần chủy nhô ra nhiều

Nhóm 3: Hình dạng đá tai cân đối hơn.

Loài 3:Cá dầy (Channa lucius, Cuvier, 1831)

Đá tai của dá dầy có hình dạng elip. Đá tai có màu trắng trong và có kích thước nhỏ. Mặt trong đá tai là mặt lồi. Đá tai có phần chủy nhô ra rất rõ rệt. Miệng rãnh trung tâm rộng. Đá tai có rãnh trung tâm sâu. Rãnh trung tâm là một đường dài và có đuôi hơi cong. Phần đuôi của đá tai hơi nhô ra và có những điểm tạo nên răng cưa. Mặt ngoài đá tai là mặt lõm (Hình 4.11).

Hình 4.11: Hình dạng đá tai cá dầy

Cũng như cá lóc đen và cá lóc bông, đá tai của cá dầy có hình dạng khác nhau ứng với mỗi chiều dài thân cá nhất định (Hình 4.12).

Nhóm 2: Nhóm cá có chiều dài 25 cm < FL < 30 cm

Nhóm 3: Nhóm cá có chiều dài 30 cm < FL < 35 cm

Nhóm 4: Nhóm cá chiều dài > 35 cm

Hình 4.12: Kích cở và hình dạng đá tai khác nhau ứng với nhóm chiều dài khác nhau của cá dầy

Sự khác biệt của đá tai giữa các nhóm theo chiều dài thân là: Nhóm 1: Miệng rãnh nhỏ. Mép lung nhô cao bầu dục

Nhóm 2: Miệng rãnh rất nhỏ. Mép lưng và mép bụng rất nhiều phân thùy dạng răng cưa.

Nhóm 3: Miệng rãnh trung tâm rộng. Đường rãnh trung tâm sâu và nhìn rất rõ. Tóm lại, đá tai của mỗi loài đều có hình dạng đặc trưng riêng. Về mặt cấu trúc mặt trong và mặt ngoài đá tai của đá tai vẫn gồm các phần chính như phần đuôi, chủy,

đối chủy, phần lung và phần bụng. Cấu trúc đá tai mặt trong đá tai là mặt lồi, mặt ngoài là mặt lõm. Từ những đặc điểm được mô tả, có thể dựa vào một số đặc điểm hình dạng và cấu trúc đá tai để nhận dạng theo khóa tra định loại loài như sau: 1a. Đá tai khi nhỏ có dạng hình tam giác, đá tai lớn có dạng hình thoi, rãnh trung tâm là đường thẳng dài có đuôi rãnh to và rất uốn cong hình chữ J, mép bụng và mép lưng có nhiều răng cưa (Hình 4.9 và 4.10)………..………..Channa micropeltes 1b. Đá tai có hình dạng elip, rãnh trung là đường thẳng dài, đuôi rãnh hơi uốn cong hình chữ J

2a. Đá tai có màu trắng đục, dày, mặt ngoài rất lõm, có rãnh trung tâm hơi cạn (Hình 4.7 và Hình 4.8)……….Channa striata 2b. Đá tai có màu trắng trong, mỏng, rất dễ bị gãy, có rãnh trung tâm khá sâu (Hình 4.11 và 4.12)………...Channa lucius

Một phần của tài liệu Đề tài Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của giống cá lóc (channa) (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w