phương trình phản ứng minh hoạ.
III/ Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv phát vấn và ?: Chất đầu tiên thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic là HCOOH, dựa vào khái niệm về đồng đẳng em hãy cho biết công thức phân tử của các chất tiếp theo (như bên).
Gv ?: Về thành phần phân tử theo các em các chất trong dãy đồng đẳng của axit axetic có điểm gì giống nhau ? ( Có một nhóm – COOH trong phân tử & nhóm –COOH liên kết với gốc hiđrocacbon no). Gv ?: - Em hãy cho biết công thức chung của các chất trong dãy đồng đẳng của axit axetic.
- Những axit trong dãy đồng đẳng này có điểm gì giống nhau về mặt cấu tạo định nghĩa ?
Gv: Giới thiệu cách gọi tên và quốc tế của 4 axit đầu tiên của dãy đồng đẳng.
Hs: Gọi tên thường và tên quốc tế của 4 axit đầu tiên.
Gv lưu ý học sinh nếu axit có nhánh thì các bước gọi tên và cách thức tiến hành gọi tên tương tự anđehit.
I/ ĐỒNG ĐẲNG DANH PHÁP:
1/ Đồng đẳng: HCOOH, CH3COOH, C2H5COOH, C3H7COOH... C2H5COOH, C3H7COOH...
C TTQ: CnH2n+1COOH (n ≥ 0)
Axit cacboxylic no đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có một nhóm cacboxyl (–COOH) liên kết với gốc hiđrocacbon no hoặc nguyên tử hiđro.
2/ Danh pháp:
a/ Tên thường: Axit + tên thông thường của anđehit tương ứng.
b/ Quốc tế: Axit + tên ankan tương ứng (gồm cả C của nhóm –COOH) + oic
Công thức Tên
thường Tên quốc tế
HCOOH Axit fomic Axit
metanoic CH3COOH Axit axetic Axit Etanoic
CH3CH2COOH Axit
propionic PropanoicAxit
C2H5CH2COOH Axit n-butiric Axit Butanoic
CH3 CH COOHCH3 CH3 Axit iso- butiric Axit 2-metyl propanoic
Gv: Cho học sinh quan sát trạng thái, màu, mùi của 2 axit fomic và axit axetic đựng trong lọ thuỷ tinh.
Hs: Rút ra nhận xét về trạng thái, màu và mùi của 2 axit trên.
Gv ?: Thực nghiệm cho thấy nhiệt độ sôi của axit cao hơn hẳn so với nhiệt độ sôi của các rượu tương ứng, theo em vì sao lại như vậy ?
Gợi ý:CH3 C O O HƠ+ Ơ+ : : : : Ơ-
Gv thông báo về tính tan của các axit.
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÝ:
- Các axit trong dãy đồng đẳng của axit axetic đều là những chất lỏng hoặc chất rắn.
- Nhiệt độ sôi của axit cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của rượu tương ứng có cùng số nguyên tử cacbon. Ví dụ: CH3COOH: 0 s t = 1180C C2H5OH: 0 s t = 48,30C
Giải thích: Do 2 phân tử axit liên kết với nhau bởi 2 liên kết hiđro và liên kết hiđro của axit bền hơn liên kết hiđro của rượu.
CH3 C O O H H O C O CH3 . . . . . .
- Ba axit đầu tan vô hạn trong nước, các axit tiếp theo tan có hạn.
Gv phân tích cho học sinh biết đặc điểm cấu tạo của phân tử axit: - Do có nhóm cabonyl hút electron mạnh là cho liên kết –O–H phân cực rất mạnh, nguyên tử hiđro trở nên rất linh động.
- Tính chất hoá học của axit cacboxylic xãy ra chủ yếu ở nhóm chức –COOH đó là: Thế nguyên tử hiđro của nhóm –COOH, thế cả nhóm hiđroxyl của nhóm –COOH.
Gv ?: Vậy tính axit của axit được thể hiện qua những phản ứng hoá học nào ?
Gv biểu diễn thí nghiệm: Cho 1 mẫu giấy quỳ tím vào ống nghiệm sạch sau đó cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch CH3COOH.
Hs: Quan sát hiện tượng xãy ra và giải thích.
Gv biểu diễn thí nghiệm: dung dịch CH3COOH + Mg.
Hs: Quan sát hiện tượng xãy ra. Viết phương trình phản ứng.
Hs: Viết phương trình phản ứng xãy ra khi cho CH3COOH + bazơ và oxit bazơ. III/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: R C O O H : : : : 1 2
Tính chất hoá học của axit caboxylic xãy ra chủ yếu ở nhóm cacboxyl.
1/ Tính axit:
a/ Sự điện li: Trong dung dịch axit caboxylic điện li thành ion, lam quỳ tím hoá đỏ. điện li thành ion, lam quỳ tím hoá đỏ.
CH3COOH CH3COO- + H+
Mức độ điện li của axit cacboxylic còn yếu, chúng là những axit yếu.
b/ Phản ứng với kim loại (trước hiđro):
2CH3COOH + Mg (CH3COO)2Mg + H2↑
c/ Phản ứng với bazơ, oxit bazơ:
CH3COOH + NaOH CH3COOONa + H2O
2CH3COOH + CaO (CH3COO)2Ca + H2O
Gv: Biểu diễn thí nghiệm: CH3COOH + CaCO3.
Hs: Quan sát hiện tượng xãy ra. Viết phương trình phản ứng. Rút ra kết luận về tính axit của axit axetic so với axit cacbonic.
d/ Phản ứng với muối:
2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
IV/ Củng cố:
1/ So sánh đặc điểm cấu tạo của axit cacboxylic no đơn chức với anđehit no, đơn chức và rượu no, đơn chức.
2/ Bằng phản ứng hoá học hãy chứng minh rằng tính axit của axit axetic mạnh hơn axit cacbonic nhưng yếu hơn axit sunfuric.
V/ Dặn dò:
1/ Học bài cũ.
2/ Làm các bài tập về nhà: 36 (SGK) 3/ Tiết sau kiểm tra 15’.
VI/ Bổ sung, rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXIT AXETIC (tt)
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
a/ Nắm vững phản ứng este hoá và đặc điểm của phản ứng này. b/ Nắm vững các phương pháp điều chế axit axetic
2/ Kỹ năng:
- Viết được phản ứng este hoá có sự tham gia của axit cacboxylic.
- Biết được cơ sở của việc sản xuất axit axetic và viết được các phương trình phản ứng điều chế axit này.
3/ Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của các axit trong dãy đồng đẳng, đặc biệt là axit axetic. đặc biệt là axit axetic.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Sơ đồ + phát vấn + nêu vấn đề
TIẾT13 13
C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1/ Giáo viên: Không
2/ Học sinh: Sơ đồ điều chế axit axetic.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:I/ Ổn định lớp: Điểm danh. I/ Ổn định lớp: Điểm danh.