Kết quả và thảo luận
3.4 Ảnh hưởng của độ dài xung laser lên năng lượng vị trí điểm dừng HHG
dừng HHG
Một tính chất đặc biệt khác chúng tôi muốn trình bày là sự ảnh hưởng của độ dài xung laser tương tác lên năng lượng vị trí điểm dừng HHG tạo bởi nguyên tử Rydberg. Theo công trình [12] sự gia tăng năng lượng vị trí điểm dừng chỉ xảy ra khi laser tương tác có độ dài xung nhỏ hơn 2 chu kì quang học. Chúng tôi đã thực hiện tính toán bằng TDSE cũng như bằng mô hình cổ điển ứng với các laser có độ dài xung khác nhau ở cả hai trạng thái cơ bản và chồng chập nhằm kiểm chứng kết quả này. Lưu ý rằng ở cách tiếp cận cổ điển, giả thiết (3.2) được sử dụng cho trạng thái chồng chập. Kết quả cụ thể được thể hiện ở hình 3.11 cho thấy sự tương đồng giữa 2 cách tiếp cận.
Hình 3.10: Xác suất ion hóa theo thời gian của trạng thái kích thích6pvà trạng thái chồng chập1s+ 6p.
trùng khớp với kết quả của công trình [12]. Vị trí điểm dừng phổ HHG tăng dần và đạt giá trị ổn địnhEHHG=Ip+ 3.17Up(= 78ω)theo mô hình bán cổ điển của Lewenstein khi laser có độ dài xung lớn hơn 6f s(≈2.2T). Đây là lí do mà với độ dài xung của laser được sử dụng xuyên suốt luận văn (τ = 5f s≈1.84T <2.2T), giá trị năng lượng điểm dừng HHG của trạng thái cơ bản chỉ đạtEHHG=Ip+ 1.40Up(= 42ω), thấp hơn nhiều so với dự đoán của mô hình ba bước bán cổ điển.
Trong khi đó, đối với trạng thái chồng chập, vị trí điểm dừng phổ HHG tăng dần và đạt giá trị cực đại EHHG = Ip+ 4.03Up(= 96ω) khi giá trị độ dài xung laser đạt
4.5f s≈1.655T. Kể từ đó, năng lượng vị trí điểm dừng HHG giảm dần và xuống mức thấp hơn giá trị dự đoánEHHG =Ip+ 3.17Up(= 78ω)của mô hình ba bước khi độ dài xung laser lớn hơn6f s(≈2.2T).
Từ các kết quả tính toán của cả hai cách tiếp cận TDSE và cổ điển, có thể kết luận rằng sự gia tăng vị trí điểm dừng chỉ xảy ra khi laser có độ dài xung cực ngắn, cụ thể làτ <2.2T. Kết luận này có sự tương đồng với kết quả của công trình [12]. Điều này một lần nữa chứng minh tính đúng đắn của giả thiết (3.2) của chúng tôi.
(a)Tính toán cổ điển
(b)Tính toán TDSE
Hình 3.11: Mối quan hệ giữa độ dài xung laser và vị trí điểm dừng phổ HHG ở trạng thái cơ bản1s(x0= 1a.u) và trạng thái chồng chập1s+ 6p(x0 = 45a.u) theo 2 hướng tiếp cận. (a) Tính toán cổ điển, (b) Tính toán TDSE.