Nghiên cứu về xạ khuẩn đối kháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại tỉnh quảng ninh (Trang 25)

Một trong những đặc tính quí của xạ khuẩn là sản sinh ra chất kháng sinh, chất kháng sinh là sản phẩm thứ cấp nên quá trình sinh tổng hợp chất kháng sinh phụ thuộc chặt chẽ vào thành phần môi trường dinh dưỡng. (Vi Thị Đoan Chính, 2000) [7]. Tuy nhiên, không phải tất cả các xạ khuẩn có hoạt tính kháng nấm invitro đều thể hiện trong đất (khoảng 4-5%) nhưng chúng có vai trò quan trọng trong việc ức chế nấm gây bệnh và ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho cây. Xạ khuẩn chống nấm ngoài việc tiết ra các chất kháng sinh, còn tác động lên khu hệ vi sinh vật thông qua các enzym phân giải. Ngoài ra, nhiều xả khẩu còn tiết ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật cũng như kích thích các khu hệ vi sinh vật có lợi trong vùng rễ (Bùi Thị Việt Hà, 2006) [9].

Việc sử dụng xạ khuẩn trong phòng trừ bệnh hại đã được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong những năm trở lại đây, các sản phẩm chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Các nhà khoa học nước ta đã phân lập thành công được một số chủng xạ khuẩn có khả năng chống Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn và Fusarium oxysporum gây bệnh thối rễ ở thực vật (Ngô Đình Bính, 2005) [2].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Cây ba kích tím (Morinda officinalis How). Ở giai đoạn vườn ươm trồng 1 đến 3 năm tuổi

Chế phẩm sinh học SH-BV1( Trichoderma viride, Bacillus subtilis, Bacillus oisengihumi, Azotobacter beijerinckii, Streptomyces owasiensis and Metarhizium anisopliae) và MICROTECH-1(NL)

Thuốc hóa học Propineb, Metalaxyl M+Mancozeb, Difenoconazole+Propiconazole, Copper hydroxide

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tím tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh.

3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: 6/2018 – 12/2018

- Địa điểm: Hợp tác xã Toàn Dân, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

3.4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thành phần bệnh hại ba kích

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý cây con và đất trước khi trồng đối với bệnh vàng lá thối củ

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây Ba kích - Nghiên cứu hiệu lực của thuốc sinh học trong phòng trừ bệnh hại chính trên cây ba kích tím tại Quảng Ninh

- Nghiên cứu hiệu lực của thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại chính trên cây ba kích tím tại Quảng Ninh

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Nghiên cứu thành phần bệnh hại ba kích

Tiến hành điều tra, thu thập mẫu bệnh theo “Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng” của Viện Bảo vệ thực vật (1997)[30]. Thu

thập các bộ phận của cây trồng điều tra có triệu chứng bị bệnh gây hại. Sử dụng túi giấy để thu và giữ mẫu bệnh. Không sử dụng túi nilon để giữ mẫu tươi vì sẽ tạo độ ẩm trong túi nilon là điều kiện tốt cho vi sinh vật hoại sinh phát triển nhanh và phá hủy mẫu thực vật.Đóng gói mẫu cẩn thận để tránh va đập và ngưng tụ hơi nước. Xử lý mẫu thực vật theo các phương pháp ép khô, giữ tiêu bản màu xanh. Lưu giữ trong hộp kính hay trong phong bì.

Thời gian và chu kỳ điều tra định kỳ 1 tháng/lần trên các vườn ba kích tím bị bệnh ở các độ tuổi khác nhau từ những năm trước còn sót lại. Chỉ tiêu theo dõi được tính theo số lần điều tra.

3.5.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý cây con và đất trước khi trồng đối với bệnh vàng lá thối củ đối với bệnh vàng lá thối củ

Thí nghiệm được tiến hành tại Hợp tác xã Toàn Dân bao gồm kỹ thuật xử lý cây con trong giai đoạn vườn ươm kết hợp với kỹ thuật xử lý đất trước khi trồng ba kích bằng các chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL). Trong đó, SH- BV1 là chế phẩm sinh học của Viện Bảo vệ thực vật được tạo ra từ nhiều chủng vi sinh vật có ích như Trichoderma viride, Bacillus subtilis, Bacillus oisengihumi,

Azotobacter beijerinckii, Streptomyces owasiensis and Metarhizium anisopliae (chế phẩm đang trong quá trình đăng ký thương mại); và MICROTECH-1(NL) cũng là chế phẩm sinh học của Viện Bảo vệ thực vật tạo ra nhưng đang trong quá trình sản xuất và thử nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện vườn ươm bằng hom mỗi công thức 30 cây, nhắc lại 3 lần, mỗi ô 50m2 bao gồm các công thức sau:

Dải bảo vệ

NL I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

NL II 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4

NL III 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8

Dải bảo vệ

Công thức 1 (CKn1): Cây con trong giai đoạn vườn ươm không được xử lý SH-BV1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức 2 (CKf1): Đất trồng KHÔNG ĐƯỢC xử lý SH-BV1

Công thức 4 (SH-BV1f): Đất trồng ĐƯỢC xử lý SH-BV1

Công thức 5 (SH-BV1nf): Cả trong vườn ươm và đất trồng được xử lý SH-BV1

Công thức 6 (CKn2): Cây con trong giai đoạn vườn ươm không được xử lý MICROTECH-1(NL)

Công thức 7 (CKf2): Đất trồng không được xử lý MICROTECH-1(NL)

Công thức 8 (MICROTECH-1(NL)n): Cây con trong giai đoạn vườn ươm được xử lý MICROTECH-1(NL)

Công thức 9 (MICROTECH-1(NL)f): Đất trồng được xử lý MICROTECH-1(NL)

Công thức 10 (MICROTECH-1(NL)nf): Cả cây con trong giai đoạn vườn ươm và đất trồng được xử lý MICROTECH-1(NL)

- Phương pháp sử dụng:

+ Đối với cây ba kích con trong giai đoạn vườn ươm: SH-BV1 được sử dụng với liều lượng 1 kg pha trong 100 lít nước và tưới cho cây con trong giai đoạn vườn ươm, 2 lần/tháng trong vòng 3 tháng trước khi trồng. Chế phẩm MICROTECH-1(NL)

được pha loãng 1% và tưới đẫm lên toàn bộ vườn ươm cây con định kỳ 2 lần/tháng. Có thể pha lẫn 1 kg SH-BV1 và 1 lít MICROTECH-1(NL) vào trong 100 lít nước và tưới định kỳ 2 lần/tháng.

+ Đối với đất trồng ba kích: Trộn đất và SH-BV1 theo tỷ lệ 2 : 1. Chế phẩm MICROTECH-1(NL) được pha 1% và tưới đẫm đất trồng ba kích, 2 lần/tháng.

Theo dõi tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại thời điểm 6 tháng sau khi trồng.

3.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây Ba kích

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, số lượng cây theo dõi 10 cây/nhắc lại, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. Thí nghiệm được tiến hành trên vườn ba kích 2 năm tuổi sẵn có của Hợp tác xã Toàn Dân, bao gồm 4 công thức phân bón.

Chỉ lệ cây bị bênh = Số cây bị bệnh Tổng số cây điều tra

Dải bảo vệ

NL I 1 2 3 4

NL II 2 3 4 1

NL III 3 4 1 2

Dải bảo vệ

Công thức 1: 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O Công thức 2: 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O Công thức 3: 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O Công thức 4: 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 110 kg N + 70 kg P2O5 + 60 kg K2O Trong đó, công thức 2 là công thức khuyến cáo trong quy trình trồng ba kích tím của Viện Dược liệu ban hành. Trộn toàn bộ các loại phân nói trên và bón vào rãnh sâu 5-10 cm xung quanh gốc cây. Tưới đẫm nước sau khi bón.

Tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh trước và sau khi sử dụng phân bón 1, 3, 5 và 7 tháng.

Tỷ lệ cây bị hại = Số cây bị hại Tổng số cây điều tra

3.5.4: Nghiên cứu hiệu lực của thuốc sinh học trong phòng trừ bệnh hại chính trên cây ba kích tím tại Quảng Ninh trên cây ba kích tím tại Quảng Ninh

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, số lượng cây theo dõi 10 cây/ô, phun 1 lần vào thời điểm xuất hiện bệnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. Thí nghiệm bao gồm các công thức như sau.

Dải bảo vệ NL I 1 2 3 4 5 6 7 ĐC NL II 3 4 5 6 7 ĐC 1 2 NL III 5 6 7 ĐC 1 2 3 4 Dải bảo vệ

Công thức 1: Bacillus subtilis (BIO BẠC 50WP), liều lượng sử dụng 50 g cho bình 16 lít, lượng nước sử dụng 800 lít/ha

Công thức 2: Citrus Oil (MAP GREEN 6SL), liều lượng sử dụng 50 ml cho bình 16 lít, lượng nước sử dụng 800 lít/ha.

Công thức 3: Chitosan (Olicide 9DD), liều lượng sử dụng 32 ml cho bình 16 lít, lượng nước sử dụng 800 lít/ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức 4: Trichoderma spp (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g), liều lượng sử dụng 10 g cho 10 lít nước, lượng nước sử dụng 800 lít/ha

Công thức 5: Chaetomium sp. và Trichoderma sp. (MOCABI, Chaetomium sp: 1.5x106 CFU/ml; Trichoderma sp:1.2x104 CFU/ml ), liều lượng sử dụng 30 ml cho 16 lít nước, lượng nước sử dụng 800 lít/ha.

Công thức 6: SH-BV1, liều lượng sử dụng 1.000 kg/ha

Công thức 7: MICROTECH-1(NL), liều lượng sử dụng 800 lít dung dịch nước thuốc 1% cho 1 ha.

Công thức: Đối chứng (không xử lý)

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, số lượng cây theo dõi 10 cây/ô, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2, phun 1 lần khi bệnh xuất hiện. Thí nghiệm được tiến hành trên vườn ba kích 2 năm tuổi sẵn có của Hợp tác xã Toàn Dân. Tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ tại thời điểm trước và sau khi xử lý 10, 20, 30, 60 và 90 ngày.

Hiệu lực của thuốc trừ bệnh được theo công thức Henderson Tilton. E= 1 Ta × Cb

Tb × Ca -

Trong đó: E: hiệu lực của hoạt chất được tính bằng %; Ta: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm trước xử lý; Ca: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng sau xử lý; và Cb: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng trước xử lý.

X100 E% = 1 -

3.5.5: Nghiên cứu các biện pháp hóa học trong phòng trừ bệnh hại chính trên cây ba kích tím tại Quảng Ninh cây ba kích tím tại Quảng Ninh

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học được tiến hành trên vườn ba kích 2 năm tuổi sẵn có của Hợp tác xã Toàn Dân. Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại số lượng cây theo dõi là 10 cây/ô. Mỗi ô thí nghiệm 50 m2, tiến hành phun từ khi bệnh xuất hiện.

Dải bảo vệ

NL III 5 1 2 3 4

NL II 3 4 5 1 2

NL I 1 2 3 4 5

Dải bảo vệ

Công thức 1: Propineb (Antracol 70WP), liều lượng sử dụng 50 g cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha.

Công thức 2: Metalaxyl M+Mancozeb (Ridomil Gold 68WG), liều lượng sử dụng 50 g cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha

Công thức 3: Difenoconazole+Propiconazole (Tilt Super 300EC), liều lượng sử dụng 16 ml cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha.

Công thức 4: Copper hydroxide (Dupont Kocide 53.8WG), liều lượng sử dụng 25 g cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha.

Công thức 5: Đối chứng (không xử lý)

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. Thí nghiệm được tiến hành trên vườn ba kích 2 năm tuổi sẵn có của Hợp tác xã Toàn Dân. Theo dõi tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ trước và sau khi xử lý 1, 2, 3, 4 và 5 tháng.

E= 1 Ta × Cb Tb × Ca -

Trong đó: E: hiệu lực của hoạt chất được tính bằng %; Ta: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm trước xử lý; Ca: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng sau xử lý; và Cb: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng trước xử lý.

3.6. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền SAS 9.0. X100 E% = 1 -

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu thành phần bệnh hại ba kích

Trên cây ba kích tím trồng tại Quảng Ninh, đã ghi nhận được 7 loại bệnh hại bao gồm 5 bệnh nấm, 1 bệnh vi khuẩn, 1 bệnh do tuyến trùng và 1 bệnh do tảo gây ra, thuộc 6 bộ, 6 họ khác nhau. Trong đó, bệnh đốm đen và bệnh đốm đỏ gân lá chưa xác định được tên khoa học. Trong số 8 loại bệnh được ghi nhận trên cây ba kích, bệnh vàng lá thối củ là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất. Bệnh gây hại chủ yếu ở bộ phận rễ và củ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển, giảm năng suất và chất lượng củ ba kích. Khi cây bị nhiễm bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây khỏe Cây bệnh Củ bị thối

A B C

G H I

K L M

Hình 4.1. Hình ảnh bệnh hại phát hiện trên ba kích tại Quảng Ninh.(A-C). Bệnh vàng lá thối củ (Fusarium fujikuroi); (D-F) Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides); (G) Bệnh đốm vòng (Pestalotia sp.); (H) Bệnh đốm đen (Chưa

xác định); (I) Bệnh thối đỏ gân (Chưa xác định); (K) Bệnh cháy lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris); (L-M). Bệnh đốm tảo (Cephaleuros virescens).

Triệu chứng điển hình của bệnh có thể quan sát thấy ban đầu lá bị vàng, sau một thời gian chuyển sang khô và bị rụng lá. Dần dần bệnh lan đến thân, làm thân bị khô từ ngọn xuống gốc và dẫn đến chết cây. Tuy nhiên, không phát hiện thấy tác nhân gây bệnh trên các vị trí này. Kiểm tra bộ rễ của cây bị bệnh quan sát thấy rễ cây bị tổn thương, kém phát triển, những điểm bị thối có màu đen, mềm và không xuất hiện dịch nhầy. Như vậy, bệnh tấn công gây hại từ rễ ảnh hưởng đến khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của cây là nguyên nhân khiến lá cây biến vàng, rụng lá và thân khô (Hình 4.1, Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại cây ba kích tím (Quảng Ninh,2018) T

T Tên Việt Nam Tên Khoa học

Bộ phận bị hại Thời gian xuất hiện Độ bắt gặp Bộ Hyphales Họ Tuberculariaceae 1 Vàng lá thối củ Fusarium fujikuroi Rễ, củ 1-12 + đến ++++ Bộ Melanconiales Họ Melanconiaceae 2 Thán thư Colletotrichum gloeosporioides Thân, ngọn, lá 1-12 - đến ++ Bộ Xylariales Họ Amphisphaeriaeace 3 Đốm vòng Pestalotia sp. Lá 1-12 - đến + Bộ Xanthomonadales Họ Xanthomonadaceae

4 Cháy lá vi khuẩn Xanthomonas

campestris Lá 1-12 - đến ++

Bộ Tylenchida Họ Heteroderidae

5 Tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne

incognita Rễ 1-12 - đến + Bộ Trentepohliales Họ Trentepohliaceae 6 Đốm tảo Cephaleuros virescens Lá 1-12 - đến ++ 7 Đốm đen lá Chưa xác định Lá 1-12 - đến + 8 Đổm đỏ gân lá Chưa xác định Lá 1-12 - đến +

Ngoài ra, bệnh khô ngọn do nấm Colletotrichum sp. xuất hiện khá phổ biến tại các vườn ba kích nhưng bệnh chủ yếu gây hại bộ phận ngọn non của thân chính và các nhánh. Các bộ phận bị gây hại sẽ dần chuyển màu nâu, nâu tối và chết khô dần làm cho các ngọn non, đọt non bị chết. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu gây hại ở phía trên của cây do vậy cây ba kích vẫn có thể phục hổi tạo ra các chồi mới, cây vẫn phát triển bình thường (Bảng 4.1). Ngoài ra, các loại bệnh khác tuy có được ghi nhận trên cây ba kích nhưng mức độ gây hại thấp không có ý nghĩa đối với cây ba kích tím.

Do vậy, bệnh vàng lá thối củ được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu chuyên sâu và tìm ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả và đưa vào quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại trên cây ba kích tại Ba Chẽ, Quảng Ninh.

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý cây con và đất trước khi trồng

đối với bệnh vàng lá thối củ

Do nguồn nấm gây bệnh vàng lá thối củ luôn có mặt ở trong đất; do đó, biện pháp xử lý đất trước khi trồng là một biện pháp hiệu quả. Nếu cây ba kích con và đất trồng không được xử lý trước khi trồng, cây ba kích bị nhiễm nặng với bệnh vàng lá thối củ, mức độ bị bệnh lên tới 78,44%. Nếu cây con được xử lý hoặc bằng chế phẩm sinh học SH-BV1 hoặc chế phẩm MICROTECH-1(NL)(NL) trước khi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại tỉnh quảng ninh (Trang 25)