0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu các biện pháp hóa học trong phòng trừ bệnh hại chính trên cây ba

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY BA KÍCH TẠI TỈNH QUẢNG NINH (Trang 31 -36 )

cây ba kích tím tại Quảng Ninh

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học được tiến hành trên vườn ba kích 2 năm tuổi sẵn có của Hợp tác xã Toàn Dân. Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại số lượng cây theo dõi là 10 cây/ô. Mỗi ô thí nghiệm 50 m2, tiến hành phun từ khi bệnh xuất hiện.

Dải bảo vệ

NL III 5 1 2 3 4

NL II 3 4 5 1 2

NL I 1 2 3 4 5

Dải bảo vệ

Công thức 1: Propineb (Antracol 70WP), liều lượng sử dụng 50 g cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha.

Công thức 2: Metalaxyl M+Mancozeb (Ridomil Gold 68WG), liều lượng sử dụng 50 g cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha

Công thức 3: Difenoconazole+Propiconazole (Tilt Super 300EC), liều lượng sử dụng 16 ml cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha.

Công thức 4: Copper hydroxide (Dupont Kocide 53.8WG), liều lượng sử dụng 25 g cho bình 16 lít, lượng nước dùng 800 lít/ha.

Công thức 5: Đối chứng (không xử lý)

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. Thí nghiệm được tiến hành trên vườn ba kích 2 năm tuổi sẵn có của Hợp tác xã Toàn Dân. Theo dõi tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ trước và sau khi xử lý 1, 2, 3, 4 và 5 tháng.

E= 1 T

a

× C

b

T

b

× C

a

-

Trong đó: E: hiệu lực của hoạt chất được tính bằng %; Ta: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm trước xử lý; Ca: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng sau xử lý; và Cb: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng trước xử lý.

3.6. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền SAS 9.0. X100 E% = 1 -

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu thành phần bệnh hại ba kích

Trên cây ba kích tím trồng tại Quảng Ninh, đã ghi nhận được 7 loại bệnh hại bao gồm 5 bệnh nấm, 1 bệnh vi khuẩn, 1 bệnh do tuyến trùng và 1 bệnh do tảo gây ra, thuộc 6 bộ, 6 họ khác nhau. Trong đó, bệnh đốm đen và bệnh đốm đỏ gân lá chưa xác định được tên khoa học. Trong số 8 loại bệnh được ghi nhận trên cây ba kích, bệnh vàng lá thối củ là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất. Bệnh gây hại chủ yếu ở bộ phận rễ và củ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển, giảm năng suất và chất lượng củ ba kích. Khi cây bị nhiễm bệnh.

Cây khỏe Cây bệnh Củ bị thối

A B C

G H I

K L M

Hình 4.1. Hình ảnh bệnh hại phát hiện trên ba kích tại Quảng Ninh.(A-C). Bệnh vàng lá thối củ (Fusarium fujikuroi); (D-F) Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides); (G) Bệnh đốm vòng (Pestalotia sp.); (H) Bệnh đốm đen (Chưa

xác định); (I) Bệnh thối đỏ gân (Chưa xác định); (K) Bệnh cháy lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris); (L-M). Bệnh đốm tảo (Cephaleuros virescens).

Triệu chứng điển hình của bệnh có thể quan sát thấy ban đầu lá bị vàng, sau một thời gian chuyển sang khô và bị rụng lá. Dần dần bệnh lan đến thân, làm thân bị khô từ ngọn xuống gốc và dẫn đến chết cây. Tuy nhiên, không phát hiện thấy tác nhân gây bệnh trên các vị trí này. Kiểm tra bộ rễ của cây bị bệnh quan sát thấy rễ cây bị tổn thương, kém phát triển, những điểm bị thối có màu đen, mềm và không xuất hiện dịch nhầy. Như vậy, bệnh tấn công gây hại từ rễ ảnh hưởng đến khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của cây là nguyên nhân khiến lá cây biến vàng, rụng lá và thân khô (Hình 4.1, Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại cây ba kích tím (Quảng Ninh,2018) T

T Tên Việt Nam Tên Khoa học

Bộ phận bị hại Thời gian xuất hiện Độ bắt gặp Bộ Hyphales Họ Tuberculariaceae 1 Vàng lá thối củ Fusarium fujikuroi Rễ, củ 1-12 + đến ++++ Bộ Melanconiales Họ Melanconiaceae 2 Thán thư Colletotrichum gloeosporioides Thân, ngọn, lá 1-12 - đến ++ Bộ Xylariales Họ Amphisphaeriaeace 3 Đốm vòng Pestalotia sp. Lá 1-12 - đến + Bộ Xanthomonadales Họ Xanthomonadaceae

4 Cháy lá vi khuẩn Xanthomonas

campestris 1-12 - đến ++

Bộ Tylenchida Họ Heteroderidae

5 Tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne

incognita Rễ 1-12 - đến + Bộ Trentepohliales Họ Trentepohliaceae 6 Đốm tảo Cephaleuros virescens 1-12 - đến ++ 7 Đốm đen lá Chưa xác định Lá 1-12 - đến + 8 Đổm đỏ gân lá Chưa xác định Lá 1-12 - đến +

Ngoài ra, bệnh khô ngọn do nấm Colletotrichum sp. xuất hiện khá phổ biến tại các vườn ba kích nhưng bệnh chủ yếu gây hại bộ phận ngọn non của thân chính và các nhánh. Các bộ phận bị gây hại sẽ dần chuyển màu nâu, nâu tối và chết khô dần làm cho các ngọn non, đọt non bị chết. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu gây hại ở phía trên của cây do vậy cây ba kích vẫn có thể phục hổi tạo ra các chồi mới, cây vẫn phát triển bình thường (Bảng 4.1). Ngoài ra, các loại bệnh khác tuy có được ghi nhận trên cây ba kích nhưng mức độ gây hại thấp không có ý nghĩa đối với cây ba kích tím.

Do vậy, bệnh vàng lá thối củ được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu chuyên sâu và tìm ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả và đưa vào quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại trên cây ba kích tại Ba Chẽ, Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY BA KÍCH TẠI TỈNH QUẢNG NINH (Trang 31 -36 )

×