Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý cây con và đất trước khi trồng đố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 38)

đối với bệnh vàng lá thối củ

Do nguồn nấm gây bệnh vàng lá thối củ luôn có mặt ở trong đất; do đó, biện pháp xử lý đất trước khi trồng là một biện pháp hiệu quả. Nếu cây ba kích con và đất trồng không được xử lý trước khi trồng, cây ba kích bị nhiễm nặng với bệnh vàng lá thối củ, mức độ bị bệnh lên tới 78,44%. Nếu cây con được xử lý hoặc bằng chế phẩm sinh học SH-BV1 hoặc chế phẩm MICROTECH-1(NL)(NL) trước khi trồng nhưng đất trồng ba kích không được xử lý thì cây ba kích vẫn bị nhiễm bệnh sau khi trồng xuống đất với mức độ bị nhiễm bệnh tương ứng lá 46,44 và 48,67%.

Nếu cây con không được xử lý nhưng biện pháp xử lý đất trước khi trồng nhưng không xử lý cây con bằng SH-BV1 hoặc MICROTECH-1(NL)(NL) đều cho hiệu quả giảm bệnh so với đối chứng, cụ thể mức độ bị bệnh chỉ còn 29,56 và 29,78%, tương ứng.

Trong khi đó, sự kết hợp cả biện pháp xử lý cây con và xử lý đất hoặc bằng SH-BV1 hoặc MICROTECH-1(NL)(NL) có khả năng giảm bệnh xuống còn 20,89 và 14,22%, tương ứng. Đặc biệt, việc kết hợp xử lý cả cây con và đất trước khi trồng bằng cả hai loại chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL)(NL) đã làm giảm đáng kể mức độ bị nhiễm bệnh xuống còn 12,22% (Hình 4.2).

Như vậy, biện pháp xử lý cây con và đất trồng bằng cả hai loại chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL)(NL) là biện pháp phòng chống bệnh vàng lá thối củ hiệu quả nhất.

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 Tỷ lệ bệ nh (%) Tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ (%) a b b c c d e e

Hình 4.2. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý cây con và xử lý đất đối với tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ cây ba kích tím (Ba Chẽ, 2018).

A B

Hình 4.3. Hiệu quả của biện pháp xử lý cây ba kích con trong giai đoạn vườn ươm bằng chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL). (A) Cây ba kích

con được xử lý bằng chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL) 2 lần/tháng, trong 3 tháng trước khi trồng. (B). Cây ba kích con không được xử lý,

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây Ba kích

Đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ. Tuy nhiên, không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa tỷ lệ bệnh của các công thức phân bón khác nhau (Bảng 4.2). Như vậy, việc sử dụng phân bón với các liều lượng khác nhau đã không có sự sai khác có ý nghĩa đến sự phát sinh và phát triển của bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng lượng phân bón đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ cây ba kích (Ba chẽ, năm 2018)

Đơn vị: %

Công thức Tỷ lệ bệnh (%)

1TSXL 3TSXL 5TSXL 7TSXL

6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 170 kg

N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O 10,9 13,1 14,8 17,5 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 150 kg

N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O 9,9 11,2 13,2 14,7 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 130 kg

N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O 8,2 9,7 12,2 13,6 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 110 kg

N + 70 kg P2O5 + 60 kg K2O 8,1 9,4 11,6 12,9

P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05

CV(%) 16,8 13,36 11,45 5,36

LSD0.05 ns ns ns ns

Ghi chú: ns (not significant) đối với trường hợp P>0,05 TSXL: Tháng sau xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 38)