0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TÁCH NGUỒN MÙ (BSS) ỨNG DỤNG TRONG TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY MIMO HỢP TÁC (Trang 55 -57 )

Chương này đã trình bày về các điểm cơ bản mạng hợp tác. Sử dụng kỹ thuật hợp tác, các máy thu phát chỉ có 1 anten cũng có thể khai thác được tính phân tập không gian như trong hệ thống MIMO truyền thống yêu cầu có nhiều anten ở mỗi máy. Ngoài ra, máy relay trong mạng hợp tác có thể giúp hai máy truyền tín hiệu tốt hơn khi kênh truyền trực tiếp giữa chúng quá xấu, khi đó chất lượng tín hiệu ở máy đích càng cao nếu kênh truyền giữa máy relay và máy đích càng tốt. Khi các máy có nhiều anten có thể sử dụng kỹ thuật mã hóa STC để tăng dung lượng kênh truyền trực tiếp giữa hai máy, khi đó dung lượng chung của hệ thống hợp tác được tăng lên. Trong các kiểu hợp tác, kiểu hợp tác AF đơn giản hơn so với các kiểu hợp tác khác vì nó chỉ thực hiên khuếch đại tín hiệu, không cần phải giải mã bản tin như DF. Nhưng vấn đề ước lượng kênh hợp tác ở máy đích sẽ khác so với cách truyền trực tiếp vì tín hiệu máy đích nhận từ máy relay đã trải qua hai kênh truyền: kênh

giữa máy nguồn và máy relay, và kênh giữa máy relay và máy đích. Tín hiệu gốc được nhân với cả hệ số kênh s-r và hệ số kênh r-d do đó máy đích không thể sử dụng các phương pháp ước lượng kênh truyền thống. Phần cuối của chương đã trình bày về vấn đề ước lượng kênh hợp tác AF trong máy đích, sử dụng các chuỗi huấn luyện gởi từ máy nguồn. Phương pháp dựa trên các giá trị thống kê của tín hiệu nên chiều dài chuỗi huấn luyện càng lớn thì kênh truyền ước lượng càng chính xác. Ngoài ra, để máy relay ước lượng kênh s-r thì cũng cần chuỗi huấn luyện từ máy nguồn. Việc sử dụng nhiều chuỗi huấn luyện làm giảm hiệu quả sử dụng băng thông hệ thống nên có thể sử dụng các phương pháp ước lượng mù kênh truyền để ước lượng các hệ số kênh mà không cần phải dùng chuỗi huấn luyện. Máy relay có thể sử dụng kỹ thuật ước lượng mù để ước lượng kênh s-r cho việc tính hệ số khuếch đại mà không cần chuỗi huấn luyện từ máy nguồn, do đó có thể giảm bớt yêu cầu truyền chuỗi huấn luyện trong hệ thống. Các phương pháp ước lượng mù kênh truyền thường dựa vào kỹ thuật tách nguồn mù, sử dụng tính thống kê bậc cao của tín hiệu thu và được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT PHÂN TÁCH NGUỒN MÙ

Phân tách nguồn mù (BSS - Blind Source Separation) hay còn gọi là phân tách tín hiệu mù (blind signal separation) là kỹ thuật ước lượng tín hiệu gốc và ma trận lai trộn chỉ dựa vào các tín hiệu thu được ở máy thu. Chương này trình bày các thuật toán phân tách nguồn mù, chủ yếu tập trung vào kỹ thuật phân tách thành phần độc lập (ICA – Independent Component Analysis) và ứng dụng của nó trong phân tách nhiều tín hiệu ở dạng phức và có nhiễu.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TÁCH NGUỒN MÙ (BSS) ỨNG DỤNG TRONG TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY MIMO HỢP TÁC (Trang 55 -57 )

×