5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.
a) Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;
b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu;
c) Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.
1. Điểm mạnh:
Trường nêu được điểm mạnh: Có xây dựng kế hoạch chi tiết, lịch cụ thể phân công khoa học cho học sinh từng lớp trực vệ sinh môi trường. Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia lao động, bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cảnh quan trong nhà trường, đa số tập thể các lớp đều có ý thức cao và tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường đã giúp cho nhà trường giữ vững danh hiệu trường Xanh- sạch- đẹp.
2. Điểm yếu:
Trường xác định được điểm yếu: Một số học sinh vẫn chưa có thói quen và ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung cũng như vệ sinh cá nhân do nhà trường chưa xử lý nghiêm khắc mà chỉ tuyên truyền nhắc nhở là chủ yếu.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Trường nêu được kế hoạch cải tiến chất lượng: Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chi
đội, chi đoàn; phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh. Thường xuyên kiểm tra rà soát, đánh giá việc thực hiện phong trào Xanh, sạch, đẹp của lớp hàng tuần, xử lý nghiêm khắc đối với học sinh chưa chấp hành tốt. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh phối hợp nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh.
4. Những nội dung chưa rõ: Không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên:
Các vùng khác: Đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, 85% đối với trường trung học phổ thông và 99% đối với trường chuyên;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá:
Các vùng khác: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở, 20% đối với trường trung học phổ thông và 70% đối với trường chuyên;
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi:
Các vùng khác: Đạt ít nhất 3% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 20% đối với trường chuyên.
1. Điểm mạnh:
Trường nêu được điểm mạnh: Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy học đầy đủ; Đội ngũ giáo viên nhà trường tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh; tỷ lệ học sinh loại khá trở lên cao so với quy định.
2. Điểm yếu:
Trường xác định được điểm yếu: Tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều là do giáo viên đôi lúc chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, một phần là do các em lơ là việc học lại thiếu sự quan tâm của gia đình.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Trường nêu được kế hoạch cải tiến chất lượng: Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm hàng tháng. Duy trì triển khai đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm góp phần ổn định và nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi trong nhà trường. Giáo viên bộ môn phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng như phụ đạo kịp thời những học sinh yếu, kém góp phần giảm dần tỷ lệ học sinh yếu, kém qua từng năm học. Từ đó, góp phần nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường đảm bảo được mục tiêu giáo dục.
4. Những nội dung chưa rõ: Không
Tiêu chí 10: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở trường trung học phổ thông, 98% đối với trường chuyên;
b) Tỷ lệ học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn không quá 1% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông; không quá 0,2% đối với trường chuyên;
c) Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Điểm mạnh:
Trường nêu được điểm mạnh: Duy trì tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện cho học sinh có ý thức kỷ luật cao, thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp. Giáo viên chủ nhiệm tích cực theo sát từng đối tượng học sinh, phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn và các bộ phận nhà trường kịp thời uốn nắn những biểu hiện tiêu cực của các em. Trường không có học sinh bị kỷ luật trong nhiều năm gần đây.
2. Điểm yếu:
Trường xác định được điểm yếu: Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt hằng năm chưa ổn định. Số học sinh đạt hạnh kiểm Khá, Trung bình còn nhiều; Trong trường vẫn còn một số học sinh hạnh kiểm chưa tốt chủ yếu là do các em vi phạm nội quy nhà trường, do việc kết hợp giáo dục của một số bộ phận đôi khi chưa triệt để, còn mang nặng lý thuyết, hình thức. Bản thân học sinh lại chưa có ý thức tự giác rèn luyện, một số phụ huynh đi làm xa, không có điều kiện gần gũi con em, ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, chưa có sự phối hợp với nhà trường để giáo dục các em.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Trường nêu được kế hoạch cải tiến chất lượng: Trong những năm học tiếp theo nhà trường thực hiện tốt sự phối hợp các bộ phận có liên quan như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm tìm hiểu, giúp đỡ các học sinh vi phạm, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh cũng như học lực của học sinh để tư vấn, động viên các em cố gắng vươn lên, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân, có suy nghĩ tích cực, nhằm khắc phục hạn chế yếu, kém.
4. Những nội dung chưa rõ: Không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 11: Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hằng năm.
a) Các ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề:
Các vùng khác: Đạt ít nhất 80% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;
c) Kết quả xếp loại học nghề của học sinh:
Các vùng khác: Đạt 90% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 95% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên.
1. Điểm mạnh:
Trường nêu được điểm mạnh: Thực hiện đầy đủ chương trình hoạt động hướng nghiệp theo quy định;luôn quan tâm và động viên học sinh tham gia học nghề theo đúng quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Điểm yếu:
Trường xác định được điểm yếu: Chưa có giáo viên dạy nghề cho học sinh, chỉ liên kết với trường Trung cấp Kỹ thuật- Nghiệp vụ gửi học sinh tham dự học nghề phổ thông. Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề còn thấp, chưa đạt so với quy định, chủ yếu là do điều kiện gia đình của các em còn gặp nhiều khó khăn và các ngành nghề thiếu phong phú.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Trường nêu được kế hoạch cải tiến chất lượng: Tích cực tuyên truyền đến phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc học nghề để phụ huynh tạo điều kiện cho các em được học nghề Đồng thời liên kết với các trường nghề, trung tâm dạy nghề để đa dạng hóa các ngành nghề phổ thông trong nhà trường, có thể mở các lớp dạy tại trường để học sinh có điều kiện theo học. Ngoài ra tư vấn cho học sinh có thể chọn học nghề sau tốt nghiệp Trung học cơ sở.
4. Những nội dung chưa rõ: Không