Lòng hảo tâm

Một phần của tài liệu HÀNG HÓA CÔNG - CÁCH PHÂN LOẠI - ĐẶC TRƯNG - AI NÊN CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG VÀ VẤN ĐỀ NGOẠI TÁC (Trang 34 - 37)

Một cách lựa chọn khác, không có sự chèn lấn hoàn toàn xảy ra nếu như tôi quan tâm số tiền đóng góp của tôi, như trong mô hình lòng hảo tâm của các cá nhân. Nếu như tôi nhận được thoả dụng từ đóng góp (mua) hàng hoá công vì bất kỳ lý do nào. Sau đó một sự gia tăng đóng góp cho chính phủ sẽ không chèn lấn hoàn toàn sự đóng góp của tôi. Xem xét trường hợp tôi chỉ quan tâm về mức đóng góp của tôi là bao nhiêu và không quan tâm đến mức đóng góp của người khác, thì sự đóng góp này không bù lại những ảnh hưởng đến sự đóng góp của tôi, bởi vì sự đóng góp của tôi là hàng hoá tư (xét từ góc độ của tôi). Trong tình huống này, không có sự chèn lấn sự đóng góp của tôi bởi sự can thiệp của chính phủ. Miễn là có lòng nhiệt thành từ sự đóng góp của tôi, thì sự chèn ép ít hơn 1- 1, bởi vì phần đóng góp của tôi là hàng hoá công.

2.4.2. Đo lường chi phí và lợi ích hàng hoá công

Trong các phần trên, chúng ta giả sử chính phủ có thể đo lường lợi ích và chi phí cung cấp hàng hoá công. Thực tế điều này là vô cùng khó khăn. Hãy xem xét ví dụ cải tạo đường cao tốc để giảm bớt tai nạn và tắc nghẽn giao thông. Có vấn đề người hưởng thụ tự do không trả tiền do khu vực tư dựa vào sự cải tạo này. Đối với toàn bộ tập thể các tài xế lái

xe, sự cải tạo này mang lại lợi ích rất lớn, nhưng đối với mỗi tài xế thì lợi ích lại khá nhỏ. Vì vậy không có tài xế nào đầu tư nguồn lực cần thiết để nâng cấp đường cao tốc.

Vậy chính phủ nên thực hiện cải tạo đường cao tốc này không? Tuỳ thuộc vào liệu chi phí cải tạo vượt quá lợi ích đối với tất cả người lái xe không. Thế nhưng, đo lường lợi ích và chi phí là rất khó khăn. Cái gì nếu như không có dự án cải tạo đường cao tốc, thì một nửa người lao động thất nghiệp. Chính phủ quan tâm như thế nào nếu như không chỉ trả tiền lương mà còn cung cấp cơ hội việc làm mới cho người lao động. Đó là khó khăn khi chính phủ phải đối mặt khi đánh giá chi phí và lợi ích.

2.4.3. Làm thế nào đo lường sở thích hàng hoá công

Chính phủ có thể tính toán giá trị biên của mỗi người về hàng hoá công, tổng giá trị của tất cả cá nhân và thiết lập bằng với chi phí biên của hàng hoá công. Thế nhưng thực tế vấp phải 3 khó khăn: (1) Tiết lộ sở thích: các cá nhân có lẽ không sẵn lòng biểu lộ giá trị thực của mình, bởi vì họ sợ chính phủ buộc họ nộp thuế cao. (2) Biết được sở thích: thậm chí nếu như cá nhân sẵn lòng tiết lộ sở thích thực của mình về giá trị hàng hoá công, nhưng họ không biết giá trị họ là bao nhiêu, vì họ không kinh nghiệp định giá hàng hoá công. (3) Tổng hợp sở thích: chính phủ kết hợp sở thích của hàng triệu cá nhân trong xã hội để ra quyết định giá trị của dự án công. Những khó khăn này sẽ được nghiên cứu trong chương lựa chọn công hay kinh tế chính trị

Việc sử dụng từ “công cộng” để miêu tả một số loại hàng hóa không cạnh tranh và không loại trừ dường như đã vội vàng phê phán vấn đề liệu chúng có phải được cung cấp qua khu vực công cộng hay không. Thật sự như vậy, chúng ta đã chỉ ra rằng các thị trường tư nhân thường không tạo ra hàng hóa công thuần túy theo số lượng hiệu quả Pareto. Một quyết định tập thể nào đó cần được thực hiện tương ứng với lượng hàng hóa cần cung cấp. Bàn luận của chúng ta về giáo dục cho thấy rằng giáo dục không giống hàng hóa công thuần túy như quốc phòng mà nó đôi khi được thay thế bổ sung từ khu vực tư nhân. Nhưng quyết định của cộng đồng cũng cần thiệt trong các trường hợp này, đây là sự lựa chọn phạm vi theo đó sự cung cấp công cộng sẽ được sử dụng. Do vậy, đối tượng của hàng hóa công và lựa chọn công chúng là hoàn toàn gắn bó liên hệ chặt chẽ với nhau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài chính công và phân tích chính sách thuế, PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Bùi Thị Mai Hoài, Nxb. Lao động xã hội. 2009

2. Lý thuyết tài chính công, PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Nguyễn Hồng Thắng, Th.s. Bùi Thị Mai Hoài, Nxb. Đại học Quốc gia Tp HCM, 2006

3. Public Finance and Public Policy, Jonathan Gruber, Worth Publishers, 3rd edition, 2009.

4. Public Finance, Harvey S. Rosen & Ted Gayer, McGraw-Hill, 9th.Edi. 2010.

5. Public economics, Gảeth D. Myles, Cambridge University Press, 1998 6. Luật thuế Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu HÀNG HÓA CÔNG - CÁCH PHÂN LOẠI - ĐẶC TRƯNG - AI NÊN CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG VÀ VẤN ĐỀ NGOẠI TÁC (Trang 34 - 37)