Vấn đề người hưởng thụ tự do không phải trả tiền hoàn toàn không ngăn cản sự tham gia của khu vực tư vào cung cấp hàng hóa công. Có nhiều dịch vụ công được tài trợ bởi khu vực tư: y tế, giáo dục, công viên…Vậy, cậu hỏi đặt ra là, trong tình huống nào thị trường tư có thể giải quyết tình trạng người hưởng thụ tự do không phải trả tiền, còn tính huống nào thì không? Trong phần này, chúng ta xem xét các yếu tố quyết định thành công cung cấp tư về hàng hóa công, đó là: sự khác biệt các cá nhân về nhu cầu hàng hóa công, sự quan tâm đến phúc lợi xã hội của các nhà tài trợ tiềm năng đối với hàng hóa công, và mức thỏa dụng từ đóng góp của họ đối với hàng hóa công.
• Có một số người quan tâm hàng hóa công hơn người khác.
Cung cấp tư có thể vượt qua tình trạng người hưởng thụ tự do khi các cá nhân không tương đồng về thu nhập và có một số cá nhân có nhu cầu cao về hàng hóa công. Giả sử ông B có thu nhập cao hơn ông J, nhưng tổng thu nhập giữa hai người là cố định để có được lượng pháo hoa tối ưu xã hội giống nhau như là trong trường hợp thu nhập của họ bằng nhau. Với giả thiết này, ông B muốn nhận cung cấp pháo hoa nhiều hơn ông J. Nếu như sự khác biệt thu nhập là đủ lớn, thì tổng số pháo hoa được cung cấp có tính chất tư gia tăng đạt đến lượng pháo hoa tối ưu xã hội. Còn nếu như ông B và J có thu nhập như nhau, chúng ta có được một kết quả tương tự. Nhưng vì muốn hưởng thụ nhiều pháo hoa, nên ông B vẫn muốn cung cấp pháo hoa nhiều hơn.
Lập luận quan trọng ở đây đó là: quyết định bao nhiêu pháo hoa được cung cấp cho bất kỳ cá nhân nào là một hàm số hưởng thụ mà cá nhân đó nhận được từ tổng số pháo hoa được cung cấp. Nếu như một người nào đó muốn hưởng thụ nhiều hoặc có nhiều có nhiều thu nhập, thì ông ta sẽ lựa chọn mua nhiều pháo hoa hơn, thậm chí là ông ta có thể chia sẻ lợi ích với người khác, khi đó sự cung cấp hàng hóa công gần như cung cấp hàng hóa tư.
Thu nhập càng cao hoặc sở thích càng lớn về hàng hóa công, ở chừng mực nhất định, có thể giải quyết vấn đề người hưởng thụ tự do không trả tiền, nhưng không hoàn toàn. Thậm chí, khi một cá nhân cung cấp toàn bộ một loại hàng hóa công, thì cá nhân đó vẫn không quan tâm lợi ích của cá nhân khác và vì thế hàng hóa công vẫn không được cung cấp đầy đủ.
• Ý thức cộng đồng
Các cá nhân có ý thức cộng đồng, thường quan tâm đến lợi ích và chi phí đối với người khác khi đưa ra quyết định lựa chọn tiêu dùng. Các cá nhân có ý thức cộng đồng sẵn lòng đóng góp cung cấp hàng hóa công cho xã hội. Trong mô hình này, chúng ta có thể thấy ông B không chỉ quan tâm đến chi phí cung cấp pháo hoa đối
với riêng bản thân ông ta, mà còn quan tâm đến chi phí đối với ông J, đến mức ông ta sẵn lòng đóng góp nhiều hơn để giảm bớt gánh nặng của ông J.
Trong thế giới hiện thực, có những minh chứng về lòng bác ái hỗ trợ hàng hóa công của khu vực tư. Lý thuyết truyền thống về hàng hóa công cho thấy rằng khi số người sử dụng hàng hóa công gia tăng, thì khuynh hướng mức đóng góp tài trợ của các cá nhân sẽ giảm xuống. Brunner (1998) nghiên cứu trạm phát song radio công của nước Mỹ và kiểm tra sự đóng góp của người nghe radio. Một cách đáng ngạc nhiên, Brunner phát hiện ra rằng số người nghe radio đóng góp giảm chỉ ở mức vừa phải trong khi số người nghe gia tăng; và trong số người đóng góp, số lượng đóng góp không thay đổi. Điều này cho thấy, một bộ phận người đóng góp hàng hóa công – người nhận được thỏa dụng đơn giản, họ cảm thấy sự đóng góp của họ là thích hợp.
Cái gì quyết định ý thức cộng đồng. Đây là một câu hỏi rất khó và đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu vốn xã hội – giá trị của ý thức cộng đồng và hành vi cộng đồng trong xã hội. Các cá nhân càng quan tâm đến phúc lợi cộng đồng thì họ càng có ý thức cộng đồng và sẵn lòng tham gia đóng góp cung cấp hàng hóa công. Andeson (2003) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm hàng hóa công với cách thức miêu tả và so sánh kết quả giữa các cá nhân vừa đo lường mức tin cậy thái độ (bạn có đồng ý với khẳng định là hầu hết mọi người đáng tin cậy hay không?) vừa đo lường mức tin cậy hành vi (bạn vay tiền của người thân hay người lạ; bạn có bao giờ là nạn nhân của tội phạm hay chưa; bạn có thường ra khỏi nhà mà không đóng khóa hay không?) Ông ta phát hiện ra rằng, hầu hết đo lường mức tin cậy hành vi và thái độ là có tương quan thuận với sự đóng góp cao đối với hàng hóa công.
• Lòng hảo tâm
Lý do cuối cùng mà cá nhân có thể cung cấp nhiều hơn hàng hóa công đó là lòng hảo tâm của họ. Trong mô hình này, cá nhân vừa quan tâm đến tổng số hàng hóa công và cũng như sự đóng góp đặc biệt của họ. Có lẽ họ nhận được bảng hiệu khen tăng từ sự đóng góp từ thiện của họ hoặc có lẽ sự đóng góp của họ làm cộng đồng khen ngợi, kính phục hoặc có lẽ họ có được lợi ích tinh thần từ việc đóng góp của
họ có giá trị cho xã hội. Nếu như cá nhân nhận được thỏa dụng từ đóng góp đặc biệt vì bất kỳ lý do nào, thì hàng hóa công trở thành giống như hàng hóa tư và các cá nhân sẽ đóng góp nhiều hơn.