Giá phí và chi phí giao dịch:

Một phần của tài liệu HÀNG HÓA CÔNG - CÁCH PHÂN LOẠI - ĐẶC TRƯNG - AI NÊN CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG VÀ VẤN ĐỀ NGOẠI TÁC (Trang 30 - 32)

- Giá phí

Hàng hóa công có đặc tính tiêu dùng chung, nên chi phí cận biên cho một người tiêu dùng hàng hóa công tăng thêm là bằng 0 hoặc gần bằng không. Khu vực tư cũng có thể cung cấp một số hàng hóa công. Nhưng khi đó người sử dụng phải trả phí. Hệ quả của việc thu phí sẽ không khuyến khích các cá nhân sử dụng và dẫn đến hàng hóa không được khai thác hết công suất, phúc lợi xã hội giảm.

Hình 2.4: Tổn thất phúc lợi xã hội khi thu phí qua cầu

Lấy ví dụ hàng hóa công là cây cầu. Với hình 2.4 ở trên ta thấy, cây cầu có công suất thiết kế tối đa của nó là Qc. Qc cũng là điểm tắc nghẽn, nếu số lượt người đi qua cầu tối đa là Qm

thì không gây ra tắc nghẽn giao thông và chi phí biên của việc sử dụng cây cầu là bằng 0. Nếu qua cầu được thực hiện miễn phí, thì số lượt người qua cầu có thể đạt Qm, và phúc lợi xã hội nhận được là toàn bộ tam giác EOQm. Nhưng nếu khu vực tư xây dựng cầu và thực hiện thu phí ở mức P, số lượt người qua cầu chỉ ở mức Qe. Tại Qe mức cận biên của cá

nhân sẵn sàng trả tiền cho thêm một lượt qua cầu đúng bằng P. Như vậy, việc thu phí sẽ làm cho (Qm-Qe) số lượt người không đi qua cầu. Tổn thất phúc lợi xã hội được đo lường bằng diện tích tam giác AQeQm.

Từ phân tích trên có thể rút ra kết luận: đối với hàng hóa có thể loại trừ qua giá, mà có chi phí biên sử dụng bằng 0, việc áp đặt giá tuy có thể thực hiện được nhưng khong có hiệu quả, vì vậy gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Những loại hàng hóa này nên để chính phủ sản xuất và cung cấp tự do, không thu tiền. Đôi khi cũng có chi phí cận biên nhỏ cho việc sử dụng hàng hóa công này (do công suất cây cầu nhỏ số người qua cầu ngày càng tăng, chính phủ phải đầu tư thêm để nâng cấp…), trong trường hợp đó các cá nhân phải trả một khoản tiền nhất định, nhưng chỉ bằng chi phí biên mà thôi. Phí thu được cũng không đủ để trang trải tổng chi phí hàng hóa công. Nguồn tài trợ để cung cấp hàng hóa này nên huy động từ các nguồn thu khác, như thuế.

- Chi phí giao dịch

Hình 2.5: Chi phí giao dịch

Với hình 2.5 ta thấy, một hàng hóa có chi phí sản xuất cận biên cố định là C, nếu hàng hóa này do khu vực tư nhân cung cấp thì phải có thêm chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch bao gồm tất cả những chi phí cần thiết để hoàn thành một giao dịch kinh tế, chẳng hạn để duy trì hệ thống thu phí trên các đường cao tốc, cần phải có chi phí xây dựng các trạm thu phí và chi phí tiền lương cho nhân viên thu phí… Chi phí giao dịch sẽ làm tăng giá hàng hóa lên ở mức P. Tại mức P, lượng cầu là Qe. Nhưng nếu chính phủ

cung cấp hàng hóa này không phải trả tiền, thì sẽ loại trừ chi phí giao dịch và toàn phần diện tích ABPC là tiết kiệm được. Lúc này mức tiêu dùng tăng lên từ Qe lên Q0, tương ứng là chi phí biên từ P giảm xuống C. Lợi ích mà các cá nhân tiêu dùng nhận được đúng bằng diện tích AGB. Có vấn đề nảy sinh cần phải lưu ý, do chính phủ cung cấp không phải trả tiền nên có thể dẫn đến trường hợp nhu cầu đạt tới mức Qm. Trường hợp này sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn; sự tiêu dùng quá mức làm cho xã hội phải chịu một số tổn thất bằng đúng diện tích GQmF. Để giải quyết trường hợp này, chính phủ cần xem xét có nên cung cấp hàng hóa này hay không trên cơ sở so sánh khoản tiết kiệm chi phí giao dịch cộng với khoản lợi do tăng tiêu dùng từ Qe lên Q0 với tổn thất do tiêu dùng quá mức (GQmF) và những khoản tổn thất phúc lợi do thuế gây ra (thu thuế để có thu nhập trang trải chi phí cung cấp hàng hóa công này).

Một phần của tài liệu HÀNG HÓA CÔNG - CÁCH PHÂN LOẠI - ĐẶC TRƯNG - AI NÊN CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG VÀ VẤN ĐỀ NGOẠI TÁC (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w