Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng nhà trường: Hiệu trưởng tham mưu với các cấp lãnh đạo có kế hoạch xây phòng hành chính quản trị, phòng dành cho nhân viên, phòng hiệu trưởng, văn phòng đủ diện tích theo quy định bằng nguồn kinh phí từ ngân sách của Huyện vào năm 2019.
4. Những nội dung chưa rõ: Không
5. Đánh giá tiêu chí: Không đạt.
Tiêu chí 6: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
ngoài danh mục quy định đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Nhà trường thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm kê tài sản hàng năm và xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm phù hợp.
2. Điểm yếu
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường: Một số đồ chơi ngoài trời sữa chữa, thay thế chưa kịp thời.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng nhà trường: Hiệu trưởng có kế hoạch dự trù kinh phí từ nguồn học phí và xã hội hóa giáo dục để sửa chữa thay thế kịp thời một số đồ chơi bị hư hỏng nặng vào năm 2016.
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 3:
- Điểm mạnh cơ bản của trường:
Trường được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, khuôn viên của trường đẹp, có biển tên trường, có tường rào bao quanh. Diện tích sân chơi được thiết kế phù hợp, có cây xanh và được cắt tỉa đẹp, có vườn cây, vườn rau cho bé khám phá. Sân chơi đảm bảo an toàn và có đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định.
- Điểm yếu cơ bản của nhà trường:
Diện tích đất so với số học sinh chưa đủ theo quy định, đồ chơi ngoài trời một số đã bị hư hỏng và cũ. Đồ dùng, đồ chơi của lớp mầm chưa đồng bộ, diện tích hiên chơi ở 5 phòng còn nhỏ. Trường chưa có phòng giáo dục thể chất; diện tích phòng âm nhạc quá nhỏ. Chưa có nhà vệ sinh riêng cho nhân viên văn phòng. Trường không có phòng hành chính quản trị, phòng dành cho nhân viên, diện tích phòng hiệu trưởng, văn phòng nhỏ hơn theo quy định.
- Kiến nghị đối với trường:
Nhà trường cần phát huy những điểm mạnh và có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng mới các phòng chức năng, mở rộng diện tích đất để đủ theo quy định, có kế hoạch sửa chữa, thay thế đồ chơi ngoài trời.
Tiêu chuẩn 4 : Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
a) Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
b) Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Có đầy đủ các thành phần Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo đúng quy định. Thực hiện tốt việc tuyên truyền và sự phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
2. Điểm yếu
Thống nhất với nhà trường tự đánh giá: Góc tuyên truyền ở một số lớp nội dung chưa phong phú nên còn hạn chế trong việc thu hút sự chú ý, quan tâm của cha mẹ học sinh.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến của nhà trường: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên các lớp xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh. Tăng cường việc phối kết hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với phụ huynh toàn trường. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.