CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 6.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam (Trang 25 - 27)

6.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, tác giảđã kết hợp giữa phân tích tình hình thực tế và sử dụng mô hình hệ thống vector tự hồi quy để tiến hành kiểm định các biến động của tỷ giá tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng thực, mức giá và biến đổi tiền tệ. Mục tiêu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

(1) Trả lời cho câu hòi nghiên cứu (1), nghiên cứu đã phân tích chính sách điều hành tỷ giá cho thấy Việt Nam đã duy trì một hệ thống tỷ giá ổn định trong suốt một thời gian dài. Đồng thời, kết quả kiểm định mô hình ở chương 3 đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, sự biến động của tỷ giá USD/VND có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Và mức độ này là đáng kểđối với một quốc gia có tỷ trọng USD lớn và neo tỷ giá vào USD lớn trong chính sách tỷ giá như Việt Nam. Bên cạnh ảnh hưởng của nó đối với giá trị tăng trưởng thực tế, sự mất giá của VND dường như cũng gây áp lực mạnh hơn đối với CPI và cung tiền M2. Sự biến động của GDP do sự biến

động của tỷ giá danh nghĩa USD/VND khoảng 19% và kéo dài sau đó. Sự dao động của tỷ giá thực USD/VND chiếm khoảng 45% các biến đổi trong CPI. Trong khi đó, tỷ giá thực USD/VND giải thích hơn 16% sự biến động cung tiền M2 từ kỳ thứ 4 trởđi. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các biến đổi tỷ giá USD/VND trong việc giải thích hiệu quả kinh tế của Việt Nam khá mạnh mẽ, đặc biệt là tỷ giá được giao dịch trực tiếp trên các thị trường mua bán hàng hóa, dịch vụ, tín dụng và đầu tư.

(2) Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu (2), nghiên cứu đã phân tích quốc tế hóa CNY và mức

độ tác động của CNY đối với các tiền tệ khác cho thấy, tiến trình quốc tế hóa CNY đang diễn ra theo chiều sâu và rộng. Kết quả kiểm định mô hình chương 4 thu được cũng cho thấy mối quan hệ

giữa tỷ giá USD/CNY và tỷ giá USD/VND, tỷ trọng trong sự biến động của USD/CNY do sự biến

động của USD/VND có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, tỷ trọng trong biến động của USD/VND do sự biến động của USD/CNY có xu hướng tăng dần qua các kỳ phân tích. Biến động của tỷ giá

(3) Xuất phát từ kết quả của các câu hỏi nghiên cứu (1) và (2) về tác động của USD/VND

đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam và tác động của tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND đã

được thực nghiệm ghi nhận. Trên cơ sởđó, nghiên cứu tiếp tục trả lời câu hỏi nghiên cứu (3) thông qua phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nghiên cứu đồng thời cũng tiến hành sử dụng mô hình SVAR để kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế

vĩ mô Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ biến đổi GDP do biến động của USD/CNY là trên 3% trong hệ thống biến là tỷ giá hối đoái thực và trên 10 % trong hệ thống biến là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, các tỷ tệ này đều được ghi nhận kéo dài trong các chu kỳ sau đó và hoàn toàn không có dấu hiệu suy giảm. Cú sốc của tỷ giá USD/CNY có tác động tới mức giá tuy mức độ không cao nhưng kéo dài sau đó. Biến động của USD/CNY gần như không ghi nhận tác động đối với cung tiền M2. Như vậy, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái USD/CNY đối với sự biến động của kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua giá trị tăng trưởng GDP và chỉ số giá cả CPI được ghi nhận và kéo dài. Tác

động của sự biến động của tỷ giá USD/CNY được ghi nhận ít hơn tỷ giá USD/VND đối với các yếu tố tiền tệ của Việt Nam, điều này phù hợp đối với một quốc gia có tỷ trọng USD lớn và neo

đồng nội tệ vào USD trong chính sách tỷ giá như Việt Nam. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các biến đổi tỷ giá USD/CNY trong việc giải thích hiệu quả kinh tế của Việt Nam khá mạnh mẽ, đặc biệt là đối với các mô hình có tỷ giá danh nghĩa.

Kết quả của nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đây và tình hình thực tiễn rằng sự biến động của tỷ giá đồng tiền thứ ba có thể có những tác động đáng kểđối với các quốc gia có tỷ giá hối đoái neo vào USD. Mặc dù cách điều hành tỷ giá của Việt Nam là neo tỷ giá đồng nội tệ đối với USD trong những thời điểm khủng hoảng có thểđảm bảo ổn định về tài chính nhất định, nhưng vào những thời điểm bình thường có thể khiến Việt Nam phải đối mặt với những cú sốc tỷ

giá có liên quan đến các đồng tiền thứ ba khác.

Mặt khác, sử dụng mô hình hồi quy không phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc cho phép tương tác phản hồi giữa các biến, điều đó sẽ không hạn chế xem xét tác động nhân quả theo chiều hướng các yếu tố kinh tế vĩ mô đến tỷ giá USD/CNY. Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đoái USD/CNY cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Theo đó nghiên cứu bao gồm tỷ giá hối đoái USD/CNY trong hệ thống dữ liệu hồi quy, mô hình SVAR ở

dạng không hạn chế quan hệ nhân quả giữa các biến. Tuy nhiên, kết quả thu được từ các mô hình lại cho thấy các biến tỷ giá, hàng hóa và tiền tệ của Việt Nam lại không có tác động đáng kểđến

USD/CNY. Rõ ràng, điều này phù hợp với thực tế vì Việt Nam được coi là một nền kinh tế nhỏ và cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, USD lại được sử dụng rộng rãi hơn trong thương mại giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới hơn là CNY. Vì vậy, một số nghiên cứu cho thấy khả năng quốc tế hóa thành công CNY trong tương lai, nhưng vai trò to lớn của USD trong các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu quốc tế sẽ

không dễ dàng thay đổi được. Điều này đã gây áp lực lớn cho các nền kinh tế nhỏ bé ởĐông Á bao gồm cả Trung Quốc rất lo lắng đến việc giảm giá trị USD. Đó chính là lý do tại sao các nước có nền kinh tế nhỏ thường lựa chọn cơ chế tỷ giá neo chặt vào USD.

Như vậy, dựa trên mô hình của Kinnon (2003) áp dụng biến động tỷ giá USD/JPY đến kinh tế vĩ mô các nước Đông Á nhưng không có Việt Nam. Nghiên cứu này dựa trên một sốđặc thù về

kinh tế của Việt Nam đã cho thấy kết quả tác động tỷ giá đồng tiền thứ ba đến các yếu tố kinh tế

vĩ mô Việt Nam. Kết quả tương tác giữa tỷ giá USD/CNY và các biến số kinh tế vĩ mô trong nước, giúp gợi ý về một số khuyến nghị hạn chế tác động của các cú sốc tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY đến kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam (Trang 25 - 27)